Tên lửa ‘báu vật’ của Mỹ vượt trội ngoài sức tưởng tượng

author 21:30 15/08/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa RGM - 84 Harpoon là vũ khí thuộc biến thể của tên lửa Harpoon sở hữu nhiều tính năng vượt trội như tầm bắn, khả năng mang đầu đạn khủng.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Mỹ đang triển khai nhiều bước đi quyết liệt hơn nhằm tăng năng lực hệ thống tên lửa chống hạm, giành vị thế áp đảo so với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Tên lửa RGM-84 Harpoon là loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ, đặc điểm đáng nói nhất của vũ khí này là với trọng lượng phóng chỉ 630 kg nhưng lại mang theo được đầu đạn nặng tới 221 kg với tầm bắn hiệu quả lên tới 124km và có vận tốc di chuyển 864km/h- một tỷ lệ cực kỳ ấn tượng.

 Tên lửa RGM - 84 Harpoon khai hỏa. Ảnh: VnExpress

 Tên lửa RGM - 84 Harpoon khai hỏa. Ảnh: VnExpress

Tên lửa RGM-84 Harpoon là mẫu tên lửa chống hạm tiêu chuẩn có tuổi thọ lâu đời nhất của Hải quân Mỹ, nó được đưa vào trang bị từ những năm 1970 và được sử dụng cho tới nay với nhiều biến thể khác nhau.

Vũ khí này thuộc loại tên lửa chống bức xạ tốc độ cao, được bổ sung thêm hệ thống GPS nhằm đối phó với các loại radar phát sóng ngắt quãng. Tên lửa AGM-84 Harpoon là biến thể của tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ máy bay chiến đấu.

Mặc dù đây là một trong những tên lửa chủ lực của Mỹ nhưng do hiện nay các nước đang ngày càng chiếm ưu thế về vũ khí quân sự buộc Mỹ cũng phải tìm hướng phát triển và nâng cấp cho hàng loạt vũ khí của mình, trong đó tên lửa AGM-84 Harpoon.

Được biết, trước khi công khai gói nâng cấp với tên lửa Harpoon, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm và có kế hoạch trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do công ty Kongsberg của Na Uy sản xuất lên tàu LCS.

Hệ thống tên lửa ‘khét tiếng’ của Mỹ khiến con ruồi cũng không thể lọt(VietQ.vn) - Hệ thống tên lửa Hawk được chế tạo có đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ rất mới khiến nó trở thành vũ khí uy lực đáng gờm nhất từ những năm 1960-1980.

Nói về tên lửa Harpoon, đây là loại tên lửa diệt hạm do McDonnell Douglas (nay thuộc Boeing) nghiên cứu phát triển từ năm 1965, ban đầu nhằm tiêu diệt tàu ngầm khi nổi lên, tầm bắn lúc đó khoảng 45 km. Harpoon là tên gọi của loại vũ khí săn cá voi, và cá voi chính là tiếng lóng của hải quân Mỹ chỉ tàu ngầm Nga.

Tuy nhiên việc nghiên cứu phát triển Harpoon tiến triển chậm chạp, và cho đến khi nổ ra cuộc chiến 6 ngày (năm 1967) giữa Israel và Ai Cập. Khi đó lần đầu tiên tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ai Cập do Nga cung cấp đã bắn 1 tên lửa diệt hạm loại Styx đánh chìm khu trục hạm INS Eilat của Israel từ khoảng cách 26 km. Đó cũng là tàu chiến đầu tiên trong lịch sử bị tên lửa diệt hạm bắn chìm.

Vụ việc này khiến Hải quân Mỹ bị sốc vào thời gian chiến tranh Lạnh đang ở mức cao, và khiến Mỹ báo động về ưu thế vũ khí diệt hạm của Nga. Năm 1970, đô đốc Elmo Zumwalt, khi đó là tư lệnh hải quân Mỹ, ra lệnh đẩy nhanh chương trình chế tạo Harpoon với mục tiêu có thể bắn tên lửa này từ tàu chiến và từ máy bay.

Tháng 12.1971, tên lửa Harpoon thử nghiệm bắn chìm một tàu chiến lần đầu tiên, và đến năm 1977 được sản xuất hàng loạt. Harpoon là tên lửa hành trình diệt hạm, có tầm bay thấp, trang bị radar, tốc độ gần 900 km/giờ, tầm bắn tối đa 124 km. Loại tên lửa diệt hạm này có thể phóng đi từ giàn phóng đặt trên tàu chiến, từ máy bay, giàn phóng trên bộ và từ tàu ngầm.

Tuy nhiên với sức mạnh hạn chế của tên lửa này, Mỹ không thể yên tâm trước sự phát triển không ngừng về vũ khí của các nước khác. Do đó, để nâng tầm vị thế của minh cao hơn, bắt đầu từ năm 2017, hải quân Mỹ sẽ thực hiện giai đoạn hai của chương trình Gia tăng Sức mạnh Tấn công Mục tiêu nổi (OASuW II) nhằm triển khai một loại tên lửa chống hạm mới, tiên tiến hơn, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện có.

Phát biểu tại tọa đàm tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington, Phó đô đốc Joseph Aucoin, cho biết chương trình OASuW II sẽ thử nghiệm so sánh tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) với loại tên lửa Tomahawk Block IV mới.

"Điều tôi muốn thấy là qua thử nghiệm hỏa lực hải quân Mỹ cần có, yêu cầu kỹ thuật sẽ được đưa vào loại tên lửa Tomahawk Block IV mới, sau đó so sánh nó với hỏa lực của tên lửa chống hạm tầm xa LRASM đã có ở chương trình OASuW giai đoạn một. Hai mẫu tên lửa này sẽ được đánh giá để tìm ra vũ khí tấn công thế hệ mới", ông Aucoin phát biểu trước báo giới. Mục đích cao nhất của chương trình OASuW là nhằm nới rộng hơn nữa khoảng cách về tên lửa chống hạm giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang