Tên lửa S-75 Dvina của Nga gây nên 'nỗi ám ảnh' cho mọi đối thủ

author 21:30 09/06/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa S-75 Dvina của Nga là loại tên lửa phòng không được triển khai và sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Nó có sức mạnh khiến nhiều đối thủ phải run sợ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina do Nga sản xuất là một tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm cao. Kể từ khi được triển khai, nó đã trở thành một trong các loại tên lửa phòng không được triển khai và sử dụng nhiều nhất trong lịch sử.

Loại tên lửa này được triển khai từ năm 1957. Đây là thứ vũ khí đã đánh bại siêu máy bay do thám của đối thủ. Đặc biệt, S-75 Dvina cũng là thứ vũ khí khiến nhiều quốc gia dù có sức mạnh vũ khí và trang bị hiện đại cũng từng phải “ôm hận”.

Tổ hợp "Dvina" bao gồm trạm radar hướng dẫn, sáu bệ phóng và tên lửa hai giai đoạn đất-đối-không. Thông số kỹ thuật và các tính năng thiết kế cho phép triển khai và bố trí tổ hợp tại vị trí chiến đấu sau 4-5 giờ, và tháo dỡ để rút lui trong 4 giờ. Tốc độ chuyển động của "Dvina" trên đường là khoảng 20km/h.

Có rất nhiều loại đạn được phát triển cho hệ thống phòng không S-75 Dvina. Trong đó kiểu đạn 5Ya23 (V-759) chuyên xạ kích nhanh chống mục tiêu bay thấp có thể chuyển sang dẫn bám theo nguồn nhiễu. Nó phù hợp với tấn công tiêu diệt mục tiêu bay thấp, tiết diện phản xa điện từ nhỏ như tên lửa hành trình, UAV...Tầm bắn 6-66km, độ cao tấn công mục tiêu từ 100m tới 30km, phần chiến đấu 201kg chứa 90kg thuốc nổ và 29.000 mảnh.

Tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina do Nga sản xuất

Báo Quân đội Nhân dân đưa tin, mới đây, gói nâng cấp S-75M3 Volga-2 do Tổng công ty chế tạo tên lửa Almaz-Antey (Nga) thực hiện vào năm 2011. Điểm đặc biệt của gói nâng cấp này là hệ thống điều khiển hỏa lực sử dụng một số thành phần kỹ thuật số dùng cho hệ thống phòng không tối tân S-300 PMU1/2.

Sau nâng cấp, hệ thống S-75M3 Volga-2 cung cấp tính năng tiên tiến như: Tự động theo dõi mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa trong môi trường tác chiến điện tử mạnh; Tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu trong mớ hỗn độn các loại mồi bẫy điện tử; Khả năng kháng nhiễu điện tử của hệ thống tăng lên 20 lần so với S-75 nguyên bản.

Đồng thời, duy trì theo dõi mục tiêu trong trường hợp mất tín hiệu tạm thời; Ước tính độ cao mục tiêu liên quan đến đường chân trời để cải thiện khả năng đối phó với các mục tiêu bay thấp; Thời gian từ khi bám bắt mục tiêu đến khi sẵn sàng phóng tên lửa giảm từ 8 giây xuống 3 giây; Giảm mức tiêu thụ điện năng.

Đài điều khiển hỏa lực SNR-75M3 nâng cấp có khả năng bám mục tiêu ở cự ly tới 100km, có dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc (trước nâng cấp chỉ dẫn được một mục tiêu).

Về đạn tên lửa, sau nâng cấp tên lửa có khả năng bắn hạ mục tiêu ở tầm xa tới 60km, độ cao 27km (trước nâng cấp chỉ là 45km và 25km), xác xuất diệt mục tiêu ở cự ly 50km đạt từ 65-98%. Tên lửa lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 195kg, khi nổ tạo ra khoảng 29.000 mảnh vỡ có phạm vi sát thương lên đến 65m ở độ cao thấp hoặc 250m ở độ cao lớn.

Tuy nhiên, S-75M3 không được cải tiến về khả năng cơ động, bệ phóng vẫn dùng kiểu cố định, thời gian triển khai/thu hồi mất nhiều thời gian. Dẫu sao, với những cải tiến trên S-75M3 đã được tăng cường sức mạnh đáng kể.

Lê Cao (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang