Vũ khí nào của Trung Quốc đang 'vượt mặt' các cường quốc vươn lên số 1 thế giới?

author 21:00 09/01/2018

(VietQ.vn) - Trong nghiên cứu chế tạo tên lửa siêu vượt thanh, Trung Quốc đang là quốc gia dẫn đầu thế giới. Sự ra đời của vũ khí này có thể phá vỡ thế cân bằng chiến lược giữa các cường quốc.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo SCMP, quan chức tình báo Mỹ cho biết, Trung Quốc đã phóng thử hai tên lửa đạn đạo DF-17 gắn phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó thử nghiệm ngày 1/11 đánh dấu sự xuất hiện của loại vũ khí siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới có khả năng chiến đấu.

Tên lửa siêu vượt âm thường có tốc độ trên 6.175 km/h, gấp hơn 5 lần tốc độ âm thanh, từng được Liên Xô và Mỹ phát triển từ lâu. Do ảnh hưởng từ lực hút Trái Đất, đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thế hệ đầu như R-7 Semyorka của Liên Xô và SM-65 Atlas của Mỹ có thể dễ dàng đạt tốc độ siêu vượt âm trong quá trình hồi quyển.

Tên lửa siêu vượt âm Trung Quốc đang phát triển có khả năng vượt mặt mọi cường quốc vũ khí đáng gờm. Ảnh: VnExpress

Tên lửa siêu vượt âm Trung Quốc đang phát triển có khả năng vượt mặt mọi cường quốc vũ khí đáng gờm. Ảnh: VnExpress 

Tuy nhiên, sự ra đời của vũ khí này có thể phá vỡ thế cân bằng chiến lược giữa các cường quốc. Trong nhiều năm, Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đầu tư nguồn lực lớn để nghiên cứu phát triển vũ khí siêu vượt âm, khái niệm nhận được sự chú ý trong thời gian gần đây.

Về nguyên lý hoạt động, vũ khí siêu vượt âm đánh đổi tốc độ hồi quyển cực lớn của đầu đạn ICBM để tăng tầm bắn và khả năng lẩn tránh lưới phòng không đối phương. Ngoài ra, vũ khí này cũng có khả năng cơ động phức tạp trong khi bay, khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa không thể xác định chính xác quỹ đạo để đánh chặn.

Bắc Kinh được cho là đang dẫn đầu thế giới về công nghệ vũ khí siêu vượt âm ít nhất trong việc ứng dụng loại vũ khí này cho chiến trường thực tế.

Trong đó, tên lửa DF-17 là tổ hợp tên lửa đầu tiên sử dụng đầu đạn vũ khí siêu vượt âm và dự kiến được biên chế vào năm 2020, trong khi Nga và Mỹ vẫn chỉ dừng ở mức độ thử nghiệm đánh giá tính khả thi. Nếu loại vũ khí này được triển khai, cán cân sức mạnh trong khu vực nhiều khả năng sẽ nghiêng về Bắc Kinh.

Tên lửa DF-17 có thể đe dọa hệ thống phòng thủ và cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Nhờ việc bay thấp hơn tên lửa đạn đạo, đầu đạn HGV của DF-17 đặt ra thách thức không nhỏ với lá chắn truyền thống như Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ và Aegis Ashore của Nhật.

Nga khoe tên lửa hành trình mạnh khủng khiếp khiến đối phương 'cứng họng'(VietQ.vn) - Tên lửa Klub-T được coi là một trong những tổ hợp tên lửa hành trình đa năng và uy lực nhất thế giới của Nga.

Nói tới công nghệ chế tạo vũ khí của Trung Quốc, hiện nay ngoài vũ khí siêu vượt âm, quốc gia này còn ra sức phát triển tên lửa đạn đạo và hệ thống định vị vệ tinh. Đây là 2 trong số những mục tiêu được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu tập trung phát triển trong tương lai.

Trước đó, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh: “Tầm quan trọng của việc phát triển vũ khí ngày càng tăng khi các công nghệ quân sự của Trung Quốc liên tiếp được nâng cấp trong thời gian gần đây. Chúng ta sẽ không thể thắng một cuộc chiến nếu có khoảng trống về mặt vũ khí”.

Và thực tế, những năm gần đây Trung Quốc đã tích cực tìm kiếm và tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học trẻ, đặc biệt là về các phần cứng quân sự trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội.

Ông Tập, người đứng đầu Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng, các nhà khoa học và phát triển vũ khí của Trung Quốc phải bắt kịp và vượt qua công nghệ, trình độ của các nước khác.

Trao đổi với báo South China Morning Post, chuyên gia quân sự He Qisong nhận xét việc để các học viên trẻ can dự nhiều vào quá trình phát triển các hệ thống vũ khí mới là bước đệm chuẩn bị cho các tham vọng tương lai của Trung Quốc.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang