Vũ khí ‘bí mật’ chưa từng lộ diện của Nga có thể hủy diệt mục tiêu ở cự ly 10.000km

author 19:30 03/11/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa Kurier là vũ khí có khả năng tấn công các vị trí chiến lược của đối phương chỉ trong vòng vài phút sau khởi động.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Trước sức mạnh tên lửa đối phương, để đáp lại, Nga cần triển khai các tổ hợp tên lửa tầm trung tại Bắc Cực có đủ khả năng tấn công các vị trí chiến lược của Mỹ trong vòng vài phút. Vũ khí thích hợp nhất cho nhiệm vụ này chính là tổ hợp tên lửa đạn đạo Kurier. Do đặc tính chiến lược của dòng vũ khí này, quá trình phát triển và triển khai tên lửa Kurier được Liên Xô giữ bí mật.

Cuối năm 1983, Viện kỹ thuật nhiệt Moscow bắt đầu thiết kế tên lửa đạn đạo kích thước nhỏ Kurier 15Z59, với tầm bắn hơn 10.000 km. Phòng cũng thiết kế hai bệ phóng cơ động đặt trên khung gầm xe 4 cầu MAZ-7909 và xe 5 cầu MAZ-7929. 

Tên lửa Kurier của Nga. Ảnh: QĐND

Tên lửa Kurier của Nga. Ảnh: QĐND

Tên lửa Kurier có thể đặt trong toa xe đường sắt, trên các sà lan trên sông, các xe kéo móc Sovtransavto và còn thể vận chuyển bằng đường hàng không. Với kích thước và khả năng vận chuyển như vậy, tên lửa Kurier thực sự “tàng hình” đối với các thiết bị vũ trụ và máy bay trinh sát.

Là sản phẩm của Viện Nhiệt Moscow, tên lửa Kurier sử dụng nhiên liệu rắn, dài 11,2m và chỉ nặng khoảng 15 tấn. So với tầm bắn, tên lửa Kurier có kích thước cực kỳ gọn nhẹ, phù hợp để lắp đặt trên nhiều phương tiện chuyên chở khác nhau.

Tên lửa Kurier mang một đầu đạn nhiệt hạch có sức công phá 450 Kilotone và có khả năng tấn công chính xác mục tiêu với hệ thống dẫn đường quán tính hỗn hợp.

Từ năm 1989-1990, Nga đã phóng thử nghiệm 4 lần loại tên lửa này từ sân bay vũ trụ Plesetsk. Nhưng đến năm 1991, theo thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước, Liên Xô dừng tiến trình thử nghiệm Kuriervà để đổi lại Mỹ cũng dừng thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Midgetman, nặng 18 tấn, dài 14 m.

Cả 4 lần thử nghiệm tên lửa Kurier đều được tiến hành dưới sự giám sát nghiêm ngặt và dòng vũ khí chiến lược này được tiếp nhận vào biên chế Quân đội Liên Xô năm 1991. 

Video: Khủng khiếp vũ khí ‘hỏa thần’ đáng sợ nhất thế giới 'nướng chín' mục tiêuHệ thống pháo phản lực HIMARS được mệnh danh là “hỏa thần”. Đây là một hệ thống pháo phản lực nguy hiểm nhất thế giới hiện nay của Mỹ.

Nhiều khả năng trong tương lai, tên lửa đạn đạo tầm trung sẽ có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn nhiều so với Kurier. Chúng có thể được vận chuyển và phóng từ các thùng xe ô tô vận tải bình thường, các toa tàu và các sà lan. Để có thể vượt qua được hệ thống chống tên lửa, các tên lửa đạn đạo tầm trung mới sẽ bay theo các quỹ đạo thay đổi khó xác định nhất.

Theo các chuyên gia quân sự nước này, không loại trừ khả năng kết hợp các tên lửa có cánh tốc độ trên siêu âm với các tên lửa đạn đạo. Ngoài các mục tiêu trên mặt đất, tên lửa đạn đạo tầm trung còn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển- các tàu sân bay, tàu khu trục kiểu Ticonderoga, mang tên lửa có cánh và thậm chí cả các tàu ngầm.

An Dương (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang