Vũ khí ‘dao găm’ của Nga quá nguy hiểm khiến đối thủ 'nổi da gà' mỗi khi nhắc tới

author 16:00 28/02/2018

(VietQ.vn) - Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Kashtan (tiếng Nga có nghĩa là "dao găm") là vũ khí của Nga được coi là khắc tinh của các loại máy bay.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Hệ thống pháo - tên lửa phòng không kết hợp Kashtan ra mắt năm 1988, cung cấp khả năng tự vệ cho các tàu mặt nước chống lại máy bay, tên lửa đối hạm hoặc tên lửa chống radar cũng như tác chiến chống các mục tiêu nhỏ ven bờ và trên biển.

Module chiến đấu của hệ thống pháo - tên lửa Kashtan bao gồm một bệ pháo - tên lửa, hệ thống điều khiển hỏa lực bằng radar và thiết bị ngắm quang học, hệ thống máy tính và hệ thống phát điện. Hệ thống này tự động tiếp nhận thông số về mục tiêu, bám và tiêu diệt chúng bằng pháo hoặc tên lửa thông qua kênh radar hoặc qua truyền hình.

Hệ thống pháo- tên lửa Nga khai hỏa. Ảnh: ANTĐ

 Hệ thống pháo - tên lửa Nga khai hỏa. Ảnh: ANTĐ

Bệ pháo phòng không gồm 2 pháo bắn nhanh 6 nòng AO-18KD có nhiệm vụ giải quyết nốt những mục tiêu mà tên lửa để lọt; pháo vận hành bằng khí nén, làm mát bằng nước với một hệ thống tiếp đạn đơn giản (dung tích 1.000 viên) và một hệ thống làm mát kiểu bay hơi tự động .

Vũ khí này được lắp đặt trên hàng không mẫu hạm Admiral Kuzetsov, tàu tuần dương tên lửa lớp Kirov, khinh hạm lớp Neustrashimyy của Hải quân Nga và một số tàu khu trục lớp Sovremenny của Hải quân Trung Quốc.

Sự kết hợp của pháo GSh-30K, tên lửa Tunguska 9K22 và 9M311 đã làm nên tên tuổi của hệ thống phòng thủ tầm gần Kashtan trên thế giới. Với sự kết hợp giữa súng và tên lửa hệ thống này tạo ra lớp bảo vệ tốt so với các hệ thống chỉ dùng súng hay tên lửa.

Trong các thử nghiệm tỷ lệ hạ gục mục tiêu cố tiếp cận trong khoảng 96% đến 99%. Hệ thống này có thể gắn trên các tàu từ 400 tấn trở lên. 

Hệ thống được trang bị hai pháo nòng xoay GSh-6-30 30 mm có tốc độ 10.000 viên/phút, nạp đạn bằng băng truyền và làm mát bằng chất lỏng bay hơi. Nếu cần độ chính xác cao thì hệ thống được trang bị các ống phóng tên lửa phòng không 9M311, một loại tên lửa nhiên liệu rắn có đẩu nổ phân mảnh sẽ phát nổ khi lại gần mục tiêu, dùng hệ thống chỉ điểm bằng laser hoặc ra đa.

Vũ khí được Nga sản xuất sẽ 'vô địch vĩnh viễn' trước mọi khí tài thế giới(VietQ.vn) - Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-500 là vũ khí đã được Nga đưa vào sản xuất và cho đến năm 2020 sẽ bàn giao cho các đơn vị. Tên lửa này hứa hẹn sẽ là một vũ khí mạnh chưa từng có.

Ngoài ra hệ thống có 8 ống, 4 ống mỗi bên để sẵn sang cho việc chiến đấu. Các ống này có thể tự nạp đạn lại sau khi sử dụng. Với kho chứa tên lửa nằm ở phía dưới hệ thống tác chiến với tổng cộng 32 quả, cả bốn ống mỗi bên có thể nạp đầy trong khoảng 1,5 phút. 

Các tên lửa này thường được dùng để tấn công các mục tiêu trong khoảng cách 1500–8000 m. Nếu để ở chế độ tác chiến tự động hệ thống của riêng nó để tìm và khóa các mục tiêu nguy hiểm tiềm tàng ở gần. Ngoài ra nó cũng nhận các thông tin từ hệ thống dò tìm của tàu mẹ cũng như các số liệu về tốc độ để tính toán vị trí tạo lưới lửa và sử dụng tên lửa hiệu quả nhất, hệ thống tự động này cho phép khóa 6 mục tiêu cùng lúc.

Được biết, hệ thống Palma có thể coi như một biến thể của hệ thống Kashtan, cũng được thiết kế để phòng vệ trước các cuộc tiến công đường không của đối phương. Nó có thể tiêu diệt tên lửa đối hạm, máy bay cũng như các mục tiêu cỡ nhỏ trên mặt nước và trên bờ.

Module tác chiến của hệ thống Palma có ký hiệu 3R-99E hoạt động hoàn toàn tự động, mỗi module tác chiến gồm 8 tên lửa Sosna-R lắp sẵn trong container kiêm ống phóng và 2 bệ pháo 6 nòng tự động cỡ 30 mm AO-18KD (với 1.500 viên đạn) tương tự như hệ thống Kashtan.

Điểm khác biệt là pháo và tên lửa nhận lệnh từ hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện đa kênh 3V-89 thay vì radar như hệ thống Kashtan. Hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện 3V-89 bao gồm kênh truyền hình và ảnh nhiệt cùng máy đo xa và kênh điều khiển laser.

Mỗi module tác chiến 3R-99E của tổ hợp Palma có trọng lượng 6.900 kg và có thông số kỹ chiến thuật tương tự như module chiến đấu của hệ thống tên lửa Kashtan.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang