Tết Đoan Ngọ: Trái cây tăng giá nhẹ, rượu nếp cẩm bán chạy

author 09:55 18/06/2018

(VietQ.vn) - Nhiều loại trái cây như mận, đào, nho, vải… tăng giá nhẹ so với ngày thường trong sáng sớm hôm nay – Tết Đoan Ngọ. Còn rượu nếp cẩm cũng là một trong những mặt hàng bán chạy được nhiều người tiêu dùng chọn mua.

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), dân gian còn gọi ngày là Tết giết sâu bọ. Vào ngày này, người xưa thường quan niệm, ngay khi thức dậy vào sáng sớm, mọi người nên giết sâu bọ bằng cách hoa quả, rượu nếp hoặc bánh tro… Do đó, các mặt hàng trái cây, rượu nếp cẩm được dịp tăng giá nhẹ.

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), dân gian còn gọi ngày là Tết giết sâu bọ. Vào ngày này, người xưa thường quan niệm, ngay khi thức dậy vào sáng sớm, mọi người nên giết sâu bọ bằng cách hoa quả, rượu nếp hoặc bánh tro… Do đó, các mặt hàng trái cây, rượu nếp cẩm được dịp tăng giá nhẹ. 	 Tại Hà Nội, những sạp hàng trái cây được bán ở chợ Vũ Thạnh (quận Đống Đa) sáng nay có mức tăng giá nhẹ. Theo đó, giá mận hậu loại 1 tại đây được bán với mức 25.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng/kg so với ngày thường. Mãng cầu được bán với mức 70.000 đồng/kg tăng 10.000 đồng. Vải được bán với mức 20.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng, bòn bon được bán mức 65.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng. Nhìn chung, các loại hoa quả tại đây đều được bán với mức có giá tăng dao động khoảng 5.000 đồng đến 10.000 đồng tùy loại.   Cùng với trái cây, rượu nếp cẩm cũng là mặt hàng bán chạy với mức giá 10.000 đồng/hộp. Nhiều người bán rượu nếp cẩm còn bán theo kg với nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc các loại rượu nếp khác nhau.   Tại chợ Thái Hà (quận Đống Đa), giá các loại trái cây cũng tăng nhẹ trong sáng ngày Tết Đoan Ngọ so với ngày thường. Theo chị Mai Thu Hà, chủ một sạp trái cây cho biết, giá trái cây tăng nhẹ là do nhu cầu người dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ tăng cao. Cùng với đó, hầu hết trái cây được chọn lọc kĩ càng từng quả một để mọi người thắp hương Tết Đoan Ngọ nên giá cao hơn ngày thường khoảng 10.000 đồng cũng là điều dễ hiểu.   “Thế nhưng, so với dịp Tết Đoan Ngọ năm ngoái, giá trái cây năm nay vẫn là khá rẻ. Bởi, năm nay hầu hết các loại trái cây như vải, xoài, dưa hay mận đều được mùa. Năm ngoái, giá một kg mận ngày Tết Đoan Ngọ chừng 50.000 đồng. Tuy nhiên, hôm nay tôi bán chỉ ở mức 20.000 đồng. Từ sáng cũng bán được khoảng hơn 10 kg các loại trái cây. Khách mua nhiều là vải, mận, bòn bon”, chị Hà nói.   Sáng nay, ngoài việc bán đậu phụ như thường ngày thì chị Nguyễn Thị Vinh (phố Nguyễn Phúc Lai) bán thêm rượu nếp cẩm. Với mỗi cốc rượu nếp cẩm chừng 300ml có giá 10.000 đồng/cốc. Nếu khách hàng mua nhiều thì chị Vinh bán theo kg.  “Hôm nay, nhiều khách hàng mua rượu nếp cẩm theo cân. Bởi, mọi người mua số lượng lớn về cho gia đình, công ty. Tranh thủ bán rượu nếp cẩm cũng có lãi so với bán đậu phụ”, chị Vinh nói.  Ngoài bán trái cây, rượu nếp cẩm tại các chợ dân sinh thì hôm nay những sản phẩm dành cho ngày Tết Đoan Ngọ cũng được bán nhiều trên chợ online như tại mạng xã hội Facebook, Zalo…

Giá mận hậu sáng nay dao động từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg. Ảnh HD

Tại Hà Nội, những sạp hàng trái cây được bán ở chợ Vũ Thạnh (quận Đống Đa) sáng nay có mức tăng giá nhẹ. Theo đó, giá mận hậu loại 1 tại đây được bán với mức 25.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng/kg so với ngày thường. Mãng cầu được bán với mức 70.000 đồng/kg tăng 10.000 đồng. Vải được bán với mức 20.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng, bòn bon được bán mức 65.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng. Nhìn chung, các loại hoa quả tại đây đều được bán với mức có giá tăng dao động khoảng 5.000 đồng đến 10.000 đồng tùy loại.

Cùng với trái cây, rượu nếp cẩm cũng là mặt hàng bán chạy với mức giá 10.000 đồng/hộp. Nhiều người bán rượu nếp cẩm còn bán theo kg với nhiều mức giá khác.

Tết Đoan Ngọ: Trái cây tăng giá nhẹ, rượu nếp cẩm bán theo cân

 Tại nhiều khu chợ, rượu nếp cẩm cũng là mặt hàng bán khá chạy. Ảnh HD

Tại chợ Thái Hà (quận Đống Đa), giá các loại trái cây cũng tăng nhẹ trong sáng ngày Tết Đoan Ngọ so với ngày thường. Theo chị Mai Thu Hà, chủ một sạp trái cây cho biết, giá trái cây tăng nhẹ là do nhu cầu người dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ tăng cao. Cùng với đó, hầu hết trái cây được chọn lọc kĩ càng từng quả một để mọi người thắp hương Tết Đoan Ngọ nên giá cao hơn ngày thường khoảng 10.000 đồng cũng là điều dễ hiểu.

“Thế nhưng, so với dịp Tết Đoan Ngọ năm ngoái, giá trái cây năm nay vẫn là khá rẻ. Bởi, năm nay hầu hết các loại trái cây như vải, xoài, dưa hay mận đều được mùa. Năm ngoái, giá một kg mận ngày Tết Đoan Ngọ chừng 50.000 đồng. Tuy nhiên, hôm nay tôi bán chỉ ở mức 20.000 đồng. Từ sáng cũng bán được khoảng hơn 10 kg các loại trái cây. Khách mua nhiều là vải, mận, bòn bon”, chị Hà nói.

Tết Đoan Ngọ: Trái cây tăng giá nhẹ, rượu nếp cẩm bán theo cân

 Ngay từ chiều qua, trên chợ online cũng nhộn nhịp không khí mua bán ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh chụp màn hình

Sáng nay, ngoài việc bán đậu phụ như thường ngày thì chị Nguyễn Thị Vinh (phố Nguyễn Phúc Lai) bán thêm rượu nếp cẩm. Với mỗi cốc rượu nếp cẩm chừng 300ml có giá 10.000 đồng/cốc. Nếu khách hàng mua nhiều thì chị Vinh bán theo kg.

“Hôm nay, nhiều khách hàng mua rượu nếp cẩm theo cân. Bởi, mọi người mua số lượng lớn về cho gia đình, công ty. Tranh thủ bán rượu nếp cẩm cũng có lãi so với bán đậu phụ”, chị Vinh nói.

Ngoài bán trái cây, rượu nếp cẩm tại các chợ dân sinh thì hôm nay những sản phẩm dành cho ngày Tết Đoan Ngọ cũng được bán nhiều trên chợ online như tại mạng xã hội Facebook, Zalo…

Theo người xưa quan niệm, trong hệ tiêu hóa của mỗi người thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ bớt đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây hại. Tuy nhiên, việc ghiết sâu bọ trong cơ thể người không phải thời gian nào cũng có thể làm được, chỉ có ngày mùng 5/5 âm lịch. Người xưa thường dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để giết sâu bọ - những con giun, sán, ký sinh trùng trong cơ thể. Và rượu nếp hay cơm rượu nếp là món ăn hoàn hảo hội tụ đầy đủ những vị như thế để ghiết sâu bọ.

Theo Nhà giáo Nguyễn Ân, Tết Đoan Ngọ - giết sâu bọ có bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước. Theo đó, tháng 5 Âm lịch cũng là lúc mà bà con miền Bắc thu hoạch vụ Chiêm (Đông Xuân) và chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vậy nên, tục giết sâu bọ là để tiêu diệt đi mầm mống sâu bọ mùa vụ cũ để chúng không còn gây hại cho vụ lúa mới sẽ được trồng ngay sau đó.

Hơn nữa, ngày xưa thường không có các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, vậy nên việc giết sâu bọ thường được các Hợp tác xã tổ chức ngay sau vụ Chiêm với phương pháp thủ công. Dần dần, việc giết sâu bọ của các Hợp tác xã trở thành phong trào và biến hóa thành một ngày Tết, ngày truyền thống của bà con nông dân.

 Hoàng Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang