Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp: Cách thả cá chép tiễn Táo quân về trời đúng nhất

author 14:29 01/02/2018

(VietQ.vn) - Tìm hiểu cách thả cá chép đúng nhất để mang lại may mắn cho gia đình mình nhân dịp Tết ông Công ông Táo.

Tục lệ thả cả chép sau khi cúng ông Công ông Táo

Theo tục cổ truyền của người Việt, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà. Cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu ông Trời rất trọng thể.

Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng đế (hay ông Trời). Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc việc bếp núc của mình.

tet-ong-cong-ong-tao-23-thang-chap-cach-tha-ca-chep-tien-tao-quan-ve-troi-dung-nhat

 Theo quan niệm, thả cá trước giờ Ngọ (12 giờ) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm thích hợp nhất. Ảnh minh họa

Ý nghĩa việc thả cá chép tiễn Táo quân về trời

Thả cá chép tiễn ông Táo về trời mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, nhà nhà ấm no. Ngoài ý nghĩa “cá hóa long” (cá hóa rồng) vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam ta.

Trong tâm thức người dân, thả cá chép còn mang ý nghĩa thăng hoa, biểu tượng cho tinh thần vượt khó, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Chính vì thế mà phong tục này vẫn đang được phát huy và lưu truyền lại cho thế hệ sau hiểu được văn hóa dân tộc.

Một vài lưu ý khi thả cá chép

Sau khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, nhang đã tàn và hóa vàng xong, nhân dân ta thường mang cá chép ra những khu vực có nước để thả cá, đưa ông Táo ông Công lên chầu trời. Theo quan niệm, thả cá trước giờ Ngọ (12 giờ) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm thích hợp nhất.

Thả cá sau lễ cúng ông Công ông Táo là một hoạt động mang ý nghĩa tâm linh và cũng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên do ngày này, rất nhiều gia đình cùng nhau thả cả. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Khi thả cá chép, hãy thả từ từ xuống sông hay ao hồ, động tác nhẹ nhàng chứ không nên vứt hay ném cá xuống nước để để cá chép có cơ hội sống.

Hãy chọn những nơi nhiều nước, nước sạch để các gia đình thả cá. Đó là điều kiện tiêu chuẩn để cá có thể sống và chúng ta yên tâm rằng, Táo sẽ lên chầu trời đúng giờ.

Hiện nay, ngoài thả cá chép, các gia đình cũng thả cả tro hóa vàng cúng Táo quân xuống nước, nhưng để bảo vệ môi trường, hành động này không nên thực hiện.

Điểm mặt những mẫu lì xì 'cực chất' dịp Tết Mậu TuấtCòn nửa tháng nữa là đến tết nguyên đán, đây chính là thời điểm mà các mẫu phong bao lì xì chất lừ 'điểm mặt gọi tên' một loạt các sự kiện hót trong cộng đồng trong vòng một năm qua đang được giới trẻ săn đón 'rần rần'.

Chúng ta chỉ thả cá chép xuống ao hồ, tuyệt đối không thả cả túi nilon, chân hướng xuống nước để bảo vệ môi trường nước được trong sạch.

Dù thả cá chép ở đâu, hãy nhớ bảo về môi trường nước, tuyệt đối không vứt túi ni lông, chân, tàn hương hay các vật dụng thờ cúng khác xuống sông hồ.

Ngoài ra, khi đi thả cá, các cha mẹ không nên cho con cái đi cùng bởi ra ngoài sông hồ, các bé có thể gặp bất trắc do quá hiếu động.

 Lâm Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang