Tết Việt có bánh chưng, dưa hành còn Tết Trung có gì?

author 11:30 16/02/2018

(VietQ.vn) - Nếu như Tết cổ truyền của Việt Nam có bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì Tết Nguyên đán của Trung Quốc không thể thiếu những món ăn như bánh bao, cá, mì trường thọ, cam,..

Mặc dù mỗi gia đình Trung Quốc có cách đón Tết khác nhau, các món ăn ngày Tết ở từng vùng miền cũng khác nhau, người miền Bắc và người miền Nam cũng có khẩu vị khác nhau. Nhưng ngày Tết âm lịch của Trung Quốc không thể nhắc đến những món ăn sau.

Sủi cảo

Sủi cảo trong dịp Tết Nguyên đán là món ăn có từ các triều đại xa xưa của Trung Quốc và hiện trở thành món ăn phổ biến không chỉ với nhiều gia đình Trung Quốc mà còn với nhiều nơi trên thế giới. Sủi cảo thường được nhồi thịt lợn và rau cải bên trong lớp bột mỏng có hình dạng giống đồng tiền cổ của Trung Quốc. Cũng bởi vậy mà nó được coi như món ăn tượng trưng cho sự giàu có và hy vọng cho một tương lai tươi sáng.

 Sủi cảo có hình dạng giống đồng tiền cổ của Trung Quốc

 

Theo phong tục của người Trung Quốc, thành viên trong gia đình sẽ cùng chuẩn bị món sủi cảo được chuẩn bị trước khi giao thừa và ăn sau nửa đêm. Cả gia đình cùng quây quần làm sủi cảo vào ngày Tết và nếu thành viên nào may mắn sẽ tìm được chiếc sủi cảo có đồng tiền xu bên trong.

Mì trường thọ  

Loại mì trường thọ thường được người Trung Quốc ăn vào dịp sinh nhật và Tết Nguyên đán với mong muốn có được cuộc sống lâu dài, hạnh phúc và lành mạnh. Món ăn này được  được làm từ loại mì trứng sợi dài, có màu vàng tươi, sợi mì rất dài, có khi một bát mì chỉ có một sợi.  Theo quan niệm của người Trung Quốc, sợi mì các dài thì cuộc đời của người ăn cũng càng gặp nhiều may mắn, trường thọ.

 Mì trường thọ thường được người Trung Quốc ăn vào dịp sinh nhật và Tết Nguyên đán với mong muốn có được cuộc sống lâu dài

Bánh tổ

Vào những ngày Tết cổ truyền, trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc cũng không bao giờ thiếu món bánh tổ. Loại bánh này được làm từ gạo nếp loại tốt, dẻo và thơm, đường bát được thắng kĩ, loại bỏ hết tạp chất và được tạo hương vị bằng một ít gừng. Bánh thường có hình bầu dục, hình trong, có thể xào với nước tương, thịt heo, nấm và cải bắp.

 Bánh tổ là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người Trung Quốc

 

Giống như hầu hết các món ăn truyền thống năm mới, bánh tổ được cho là mang lại sự thịnh vượng cho năm mới. Phát âm của nó có vẻ như là "năm cao" ở Trung Quốc, nghĩa là thu nhập cao hơn, vị thế cao hơn, tăng trưởng và lời hứa chung của một năm có kết quả tốt hơn.

Cá nguyên con

Cá nguyên con được coi là dấu hiệu của sự phong phú. Giống như các loại thực phẩm khác của Trung Quốc, ý nghĩa của nó còn lại trong ngôn ngữ. Trong tiếng Trung  “cá” đồng âm với từ “đầy đủ, sung túc”. Thông thường, hai loại cá chép “jiyu” và “liyu” được sử dụng nhiều vì tên của chúng đồng âm với từ “may mắn” và “món quà”. Hầu hết các gia đình sẽ ăn toàn bộ cá, hoặc là hấp hoặc chiên, đêm trước và để dành những bữa phụ còn lại cho năm mới. Điều này tượng trưng cho sự thịnh vượng của cá và làm cho cuộc sống tràn ngập.

 Hai loại cá chép “jiyu” và “liyu” được sử dụng nhiều vì tên của chúng đồng âm với từ “may mắn” và “món quà”

Cam, quýt

Cũng giống ở Việt Nam, cam quýt là hai loại quả phổ biến ở Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán.

 Màu vàng và vẻ ngoài tròn đầy đặn của những loại trái cây như cam, quýt được coi là biểu tượng cho sự phồn thịnh và may mắn

Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu vàng và vẻ ngoài tròn đầy đặn của những loại trái cây như cam, quýt được coi là biểu tượng cho sự phồn thịnh và may mắn. Hơn thế nữa, từ “quýt” trong tiếng Trung đồng âm với từ “vàng”, nên ăn quýt trong dịp Tết được coi là sẽ mang đến cho mọi người nhiều tài lộc hơn trong năm mới.

An Nhiên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang