Thách thức thương hiệu lãnh đạo Việt

author 10:26 31/10/2012

(VietQ.vn) - Khủng hoảng kinh tế cũng là lúc thấy rõ nhất vai trò của người lãnh đạo doanh nghiệp (DN). Thương hiệu lãnh đạo Việt được khẳng định qua việc dẫn dắt DN vượt qua sóng gió.

Nói về thách thức và thương hiệu lãnh đạo Việt, ông Nguyễn Duy Hải – Chủ tịch sáng lập Leader, cho biết thương hiệu lãnh đạo doanh nhân Việt gắn kết với thương hiệu quốc gia. Người Việt xưa nay trong mắt của thế giới đều trỗi dậy mãnh liệt ngày trong gian nan, thử thách nhất để vươn đến thành công. Doanh nhân Việt Nam ngày nay liệu có sẵn lòng đáp đền, tiếp nối truyền thống dân tộc.

Có rất nhiều góc nhìn khi luận bàn về thương hiệu lãnh đạo Việt nhưng ông Hải có chỉ ra một số góc giúp lãnh đạo DN Việt như: duy trì nhuệ khí lãnh đạo trong thời bão kinh tế. Tư duy hướng về tương lai; truyền niền tin và cảm hứng cho nhau để cùng phát triển. Phân tích vấn đề tư duy hướng về tương lai, ông Hải nêu: xây dựng thương hiệu lãnh đạo Việt không phải nhằm mục đích để được lời khen tặng của người khác, hay được xã hội tôn vinh. Điều đó chẳng qua chỉ là hệ quả của sự nghiệp bạn đang tạo dựng. Xây dựng thương hiệu lãnh đạo Việt không phải để chứng minh mình hơn người khác mà điều quan trọng là chứng minh được ngày mai mình hơn được chính mình ngày hôm qua. Xây dựng thương hiệu lãnh đạo Việt không nhằm chỉ vun vén cho chính mình mà là vun bồi cho doanh nghiệp, cho con người của DN, cho xã hội.

Những ngày này, đi tới đâu người ta cũng thường nghe những lời…”than thở”. Than thở về khủng hoảng kinh tế. Nghe nhiều nhưng bản chất nội dung vấn đề vẫn không khác đi. Như vậy đâu có lợi ích gì mà chỉ làm giảm nhuệ khí của nhau thôi. Thay vì quá trăn trở với những trở ngại, khó khăn khách quan do khủng hoảng kinh tế tạo ra, chúng ta cùng tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát được, có thể làm được cho DN bằng chính nội lực của mình.

Thương hiệu lãnh đạo càng được khẳng định qua sự dẫn dắt DN vượt khó. Ảnh minh họa

Bàn về chất lượng lãnh đaọ DN Việt theo cách tiếp cận trách nhiệm xã hội, TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn – Khoa quản trị nhân lực – Trường Đại học Thương mại cho rằng, với các công ty Việt Nam, tập trung chủ yếu là quản trị và trách nhiệm công dân. Hầu hết các công ty có trách nhiệm báo cáo hoạt động xã hội của họ nhưng thiếu một chiến lược.

Để làm lãnh đạo trong môi trường kinh doanh ngày nay cần phải sử dụng trí óc, biểu lộ bằng trái tim và hành động bằng khí phách trong quan hệ ứng xử có trách nhiệm đối với bản thân DN trong nỗ lực vượt khủng hoảng để phát triển. Nói cách khác, chất lượng lãnh đạo DN có mối quan hệ thuận chiều với chất lượng thực hiện trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility-CSR).

Tuy nhiên, thực tế lãnh đạo doanh nghiệp Việt nhận thức về CSR còn thiếu tính toàn diện, việc lựa chọn mô hình CSR còn mang tính hình thức…

Th.S Nguyễn Đức Tú – Giám đốc nhân sự GFS Group, nói sai lầm của nhiều lãnh đạo DN cho rằng quản trị hiệu suất là nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực trong khi đó lại là trách nhiệm chính của đội ngũ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.

Kể lại câu chuyện hồi tháng 5/2010, ông Tú cho biết khi gặp và thảo luận về chủ đề “Performance Management” với ông Christophe Desriac - CEO của Microsoft Việt Nam nói chúng tôi đã bị cuốn hút ngay lời nói đầu tiên của ông ấy: Tại Microsoft, để xây dựng văn hóa làm việc hiệu suất cao và giúp mọi người phát triển thì vai trò của người lãnh đạo quản lý là rất quan trọng và quyết định đến năng suất (Performance) của tổ chức.

Trên bình diện quốc gia, Việt Nam được đánh giá có năng suất lao động rất thấp so với khu vực và thế giới. Chúng ta đứng thứ 75 trên 133 trong khi Thái Lan là 36, Malaysia là 24 và Singapore là 3. Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Indonesia 10 lần, Thái Lan 30 lần và Nhật Bản 135 lần. Các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam đang mổ xẻ và nói nhiều đến nguyên nhân và lỗi lớn chính là hệ thống giáo dục đào tạo yếu kém của Việt Nam.

Dưới góc độ là DN, nếu năng suất của DN thấp thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo DN, bởi năng suất của mỗi cá nhân tạo ra năng suất của tổ chức.

Từng làm việc cho nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, ông Tú nhận thấy việc truyền đạt tầm nhìn sứ mệnh hoặc các mục tiêu chiến lược của lãnh đạo tới nhân viên của DN Việt Nam còn nhiều yếu kém. Có những DN nêu ra tầm nhìn sứ mệnh chỉ để cho có mà không gắn kết gì với chiến lược sản xuất kinh doanh.

Dương Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang