Bệnh nhi hóc hạt quất hồng bì trong phế quản, cảnh báo hóc các loại hạt nguy hiểm

author 06:31 16/06/2020

(VietQ.vn) - Theo thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhi 7 tuổi nhập viện trong tình trạng ho nhiều, sặc, khó thở, tím tái người và nôn ra máu sau khi nuốt hạt quất hồng bì.

Bác sĩ Phạm Đăng Hùng, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết, bệnh nhi được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đầm Hà, chuyển lên bệnh viện tỉnh. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy phế quản gốc bên trái có dị vật, gây hẹp lòng phế quản gốc bên trái.

Ngay sau đó, các bác sĩ tại bệnh viện đã tiến hành nội soi và phát hiện hạt quất hồng bì trong phế quản bệnh nhi. Sau khi gắp ra hạt quất hồng bì, bệnh nhi có thể sinh hoạt ăn uống bình thường, đang theo dõi sức khỏe tại viện.

 Các bác sĩ đang cố gắng cứu bé trai bị hóc hạt quất hồng bì trong phế quản. Ảnh: báo VnExpress

Trước trường hợp trên, bác sĩ Hùng cảnh báo, có nhiều loại đồ ăn có cạnh như các loại hạt hướng dương, hạt bí, hạt lạc, hay thạch, kẹo…. nguy cơ trẻ bị hóc khi ăn rất cao. Trong những tình huống dị vật đường thở, thường sẽ gây thiếu oxy cho bé, điều này rất nguy hiểm. Đặc biệt, có những trường hợp trẻ em hóc các loại xương còn có thể gây biến chứng cho trẻ vì chính những sai lầm của cha mẹ khi xử lý.

Cho tay hoặc các vật khác vào miệng trẻ để móc dị vật ra: Việc làm này cũng rất nguy hiểm cho bé, bởi dị vật có thể xuống sâu hơn, nếu dùng vật khác móc dị vật ra làm dị vật tiếp tục bị đẩy sâu hơn, hoặc gây xước niêm mạc họng.

Vuốt xuôi ngực: Mỗi khi trẻ sặc hay nghẹn, nhiều người thường vuốt ngực cho trẻ, tuy nhiên đây là cách làm sai vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở.

Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc vào cột sống từ 'thầy lang vườn' gây biến chứng, nguy kịch(VietQ.vn) - Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết, nhiều bệnh nhân đau cột sống cổ, thắt lưng mãn tính đã tự ý tìm tới thầy lang không có trình độ và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc.

Do đó khi trẻ bị hóc dị vật, nếu dị vật đường thở khiến bé khó thở, tím tái, ho sặc sụa, hốt hoảng, thở rít cần tống ngay dị vật ra ngoài bằng cách tạo sức ép lồng ngực ở khu vực phổi để đẩy dị vật. Tuy nhiên tiến hành cách này cần theo độ tuổi và cha mẹ cần thực hiện đúng cách. Nếu bé bị dị vật có suy hô hấp nguy hiểm cần hà hơi thổi ngạt, bóp bóng hỗ trợ và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Để phòng ngừa dị vật đường thở, tốt nhất cần phòng tránh cho bé, không để bé chơi những đồ chơi nhỏ, có nguy cơ bé cho vào miệng. Khi cho bé ăn, cần chú ý mức độ an toàn của thức ăn, tránh các loại hạt nhỏ như hạt dưa, hạt bí, hạt lạc, cho trẻ ăn cá cần bỏ hết xương. Tuyệt đối không cho bé vừa ăn vừa chơi đùa, khi ăn không quát mắng trẻ khiến bé vừa ăn vừa khóc cũng dễ khiến bé bị sặc.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang