Cẩn thận mất tiền oan với bánh kẹo nhái

author 06:15 10/02/2017

(VietQ.vn) - Từ màu sắc bao bì, logo cho đến kích thước trọng lượng hay thành phần nguyên liệu, hàm lượng dinh dưỡng giống đến 90% sản phẩm chính hãng, bảo sao người tiêu dùng không "sập bẫy" bánh kẹo nhái!

Nhái từ cái tên đến hàm lượng dinh dưỡng

Phần lớn bánh kẹo bị làm nhái đều là các thương hiệu lớn. Sản phẩm Danisa bị nhái thành Damisa, Choco-Pie bị nhái thành Choco-Pai, với bao bì mẫu mã gần như giống hệt bao bì gốc. Ngoài các thương hiệu bánh trên thì các sản phẩm nổi tiếng khác cũng bị nhái như Custard (nhái thương hiệu Custas), Silaté (giống với Solite), Oseo (nhái Oreo) hay các mặt hàng kẹo Nucoti (có tên gọi và bao bì gần giống kẹo sữa Milkita), Kofeko (kẹo Kopiko) cũng bán nhiều tại các chợ.

 Bánh Danisa chính hãng có bao bì sắc nét

Bánh Damisa có bao bì, mẫu mã giống hệt Danisa

Bánh Damisa có bao bì, mẫu mã giống hệt Danisa

Theo chị Thu Hồng, chủ một cửa hàng bánh kẹo trên đường Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội một hộp bánh Danisa loại 681 gram sản xuất theo công nghệ và hình ảnh độc quyền của Đan Mạch khi nhập khẩu về Việt Nam có giá 186.000 đồng nhưng nếu dùng hàng nhái thương hiệu này thì chưa đến 40.000 đồng. Chị Hồng còn nói thêm rằng, trong quá trình bán hàng đều đã cố gắng hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm chính hãng nhưng không ít người lại chấp nhận mua hàng giả, hàng nhái chỉ bởi nó có giá cả “mềm” hơn. Thêm nữa, đôi khi tâm lý chỉ để đi lễ hoặc biếu tặng chứ không trực tiếp sử dụng nên một số tặc lưỡi bỏ qua.

Vì lẽ đó, những nạn nhân như anh Nguyễn Mạnh Hùng (Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) không phải là ít. Vài ngày trước, anh Hùng được một đối tác tặng giỏ quả 10 món hút chân không. trang trí cẩn thận nhưng khi mở ra thì phát hiện một hộp bánh và hộp kẹo chocolate nhái thương hiệu Thái Lan: “Mã vạch, thông tin trên bao bì đều cho thấy đây là sản phẩm Thái Lan và ngay cả nhãn hiệu cũng chỉ thay đổi duy nhất chữ A thành chữ O nên rất khó nhận ra. Đến khi mở hộp ăn thử tôi mới dám khẳng định là hàng nhái vì thanh kẹo vỡ nát, một số bốc mùi hăng khó chịu như hết hạn sử dụng”.

Luôn phải là… nhà tiêu dùng thông thái

Sở dĩ hàng nhái hàng kém chất lượng vẫn “có đất sống” là bởi tâm lý ham rẻ, chuộng bao bì mẫu mã bắt mắt mà không quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng hoặc hàm lượng dinh dưỡng. Bánh kẹo bị làm giả hầu hết có chất lượng rất kém, không có mùi thơm, cứng và không bùi như hàng chính hãng. Đáng chú ý, những sản phẩm này lại cùng in giống nhau thông tin về thành phần, giá trị dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng trên bao bì sản phẩm nên người tiêu dùng khó phân biệt.

Người tiêu dùng cần trang bị những kiến thức chống hàng giả

 Người tiêu dùng cần trang bị những kiến thức chống hàng giả, hàng nhái

Bởi vậy, mỗi người tiêu dùng phải thực sự là một chuyên gia với khả năng phân biệt hàng chính hãng và hàng kém chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn sản phẩm, nguồn gốc cũng khả năng thẩm định chất lượng. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, tốt nhất chỉ nên mua sản phẩm tại các cửa hàng, đại lý uy tín và tin tưởng. Hơn hết, hàng giả thường có đặc điểm nổi bật chính là giá cả rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí phần ba phần tư giá sản phẩm chính hãng. Do vậy, tuyệt đối tránh mua hàng chỉ bởi giá cả phải chăng.

Thận trọng với 'thần chết' ẩn náu trong bánh kẹo ngoại(VietQ.vn) - Bánh kẹo là sản phẩm quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, ít người biết rằng nguy cơ tử vong vì ăn bánh kẹo ngoại là một vấn đề đang cần được đặc biệt chú ý hơn bao giờ hết.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang