Tháng hành động vì ATTP: Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

author 06:49 10/03/2019

(VietQ.vn) - “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019 là điểm nhấn trong năm với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung ương vừa ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019 số 210/KH-BCĐTƯATTP (từ ngày 15/4 đến 15/5/2019) với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. 

“Tháng hành động” năm 2019 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.

Tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm ATTP được phát hiện trong quá trình thanh, kiểm tra vẫn lưu thông trên thị trường. 

Theo đó, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung ương giao các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 06 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:

Đoàn số 1: Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường- C49 (Bộ Công an), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Y tế Công cộng Tp. Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đoàn số 2: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học Công nghệ), Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiến hành thanh tra, kiểm tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.

Đoàn số 3: Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) chủ trì phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Y tế Công cộng Tp. Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Tp. Cần Thơ, Sóc Trăng.

Đoàn số 4: Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Tp. Hà Nội, Hải Phòng. 

Đoàn số 5: Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Dinh dưỡng tiến hành thanh tra, kiểm tra tại tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang.

Đoàn số 6: Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Tổng Cục Quản lý thị trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang tiến hành thanh tra, kiểm tra tại tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng.

Bên cạnh 06 Đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.

Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm. Áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả; tịch thu tang vật, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Xây dựng tiêu chuẩn nước mắm để nhận biết các nguy cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm(VietQ.vn) - Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm đang được lấy ý kiến giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất nhận diện được mối nguy, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Thanh Minh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang