Thành triệu phú nhờ trang trại quýt chênh vênh trên đỉnh núi

author 14:18 03/03/2015

(VietQ.vn) - Ông Trần Thanh Tùng, người đầu tiên gây dựng trang trại quýt hồng trên núi Cấm hay ông Trần Văn Danh quyết định mua 1,3 ha đất đồi dốc để trồng 1.200 gốc quýt đường là những nông dân An Giang thành công từ hai bàn tay trắng.

Lập trang trại quýt hồng trên đỉnh núi

Theo tin tức mới nhất từ báo Tuổi trẻ, ông Trần Thanh Tùng, ở ấp Vồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) là người đầu tiên gây dựng trang trại quýt hồng trên núi Cấm - nơi được mệnh danh là “nóc nhà miền Tây”. Ở vào độ cao trên 720 m (so với mặt nước biển), vùng đất núi Cấm này trước đây không ai dám nghĩ rằng có thể trồng được cây ăn trái, huống gì cây đặc sản khó tính như quýt hồng, nằm mơ cũng không thấy.  

 Quýt hồng vốn là loại cây đặc sản, khó trồng, trước nay chỉ được trồng ở những vùng đất phù sa màu mỡ của vùng đồng bằng sông Cửu Long như Lai Vung, Sa Đéc (Đồng Tháp). Quýt hồng trồng thành công trên núi quả là một bước đột phá của nông dân Trần Thanh Tùng.

Những năm đầu, sản lượng không nhiều do diện tích đất trồng giới hạn trong tính chất thăm dò, thử nghiệm…Theo từng năm, diện tích trồng quýt của ông Ba Tùng tăng dần. Từ vài chục gốc lên vài trăm gốc…Một công, hai công, rồi chục công… cho đến hiện nay là gần 4 ha.
Bà con nông dân xứ núi nơi đây gọi quýt hồng ông Tùng trồng là “quýt Ba Tùng”

Bà con nông dân xứ núi nơi đây gọi quýt hồng ông Tùng trồng là “quýt Ba Tùng”. Ảnh: Tuổi Trẻ

Những năm gần đây ông Ba Tùng cùng các con tập hợp kinh nghiệm và công sức cũng như hùn vốn để tiếp tục thử nghiệm thêm mô hình trồng cam trên núi. Việc trồng cam trên núi cũng cam go không kém gì quýt nhưng “đã có kinh nghiệm quýt thì chuyển qua cam không khó”, Zing News đưa tin. 
Theo nhận xét của tập thể gia đình ông Tùng, bước đầu mô hình cam đã cho kết quả khả quan. Mặc dù đi sau quýt nhưng cam cũng đã có thể khẳng định sự thành công trên núi qua vụ mấy vụ thu họach gần đây. Tổng hợp mô hình cam quýt, ông Ba Tùng có thu nhập trung bình 15-20 triệu đồng trên một công đất (1.000 m2) mỗi năm.

Trồng nghìn gốc quýt đường trên vùng đất đồi dốc

Ông Danh kể: “Trước đây, gia đình sống trên núi Cấm với việc kinh doanh nhà trọ và buôn bán, tuy nhiên không mấy hiệu quả. Năm 2010, ông quyết định xuống đồi Latina (núi Cấm) để sang 1,3 ha đất đồi dốc để trồng trọt. Khi còn buôn bán có quen được một người bạn ở Định Quán (Đồng Nai) rồi kết nghĩa, sau đó được mời ra tham quan rồi mới nghĩ ra ý định trồng quýt trên đồi”.
Theo ông Danh, quýt trồng mỗi năm cho thu hoạch một đợt trái. Để đầu tư cho 1,3 ha quýt chi phí bỏ ra cho việc mua giống, phân bón, thuốc BVTV…cho đến khi thu hoạch là khoảng 60 triệu đồng. Quýt trồng ở vùng đất này vào thời điểm cho trái thường hay bị một số côn trùng chích hút nhưng cũng chỉ ở mức độ hạn chế. Ngoài ra trồng quýt không sử dụng nhiều phân thuốc nên trái thơm, ngọt và được thị trường ưa chuộng.
Quýt ông Danh trồng không sử dụng nhiều phân thuốc nên trái thơm, ngọt và được thị trường ưa chuộng.
Quýt ông Danh trồng không sử dụng nhiều phân thuốc nên trái thơm, ngọt và được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Dân Trí

Tháng 10/2014, 800/1.200 cây quýt của ông Danh cho thu hoạch trái với sản lượng 25 tấn, được bán với mức giá 13.000 đồng/kg. Toàn bộ số quýt được thương lái vận chuyển về Phú Quốc, Hà Tiên, Campuchia để tiêu thụ, theo thông tin từ báo Dân trí. 

Ông Danh, cho biết thêm: “Năm đầu tiên quýt cho trái nên không rơi đúng vào dịp tết, năm sau tôi sẽ học cách để quýt thu hoạch rộ vào thời điểm Tết Nguyên đán như vậy sẽ bán được giá hơn. Tết Ất Mùi vừa rồi, vườn quýt của gia đình ông Danh cho thu hoạch thêm khoảng 2 tấn với giá gần 30.000 đồng/kg.

Năm nay, vườn quýt thu hoạch năng suất thế này chứ vài năm tiếp theo năng suất tăng lên gấp nhiều lần”. Như vậy, với 25 tấn quýt thu hoạch trước đó và 2 tấn vào dịp tết này, trừ đi chi phí khu vườn cho lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

Thái Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang