Thắt chặt hàm lượng tồn dư hóa chất đối với mặt hàng chè nhập khẩu

author 18:57 26/02/2020

(VietQ.vn) - Văn phòng Quốc gia về Kiểm dịch Thực phẩm Maroc vừa công bố quy định mới, thắt chặt hàm lượng tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và một số hóa chất khác đối với mặt hàng chè nhập khẩu.

Ảnh minh họa. 

Quy định trên được đưa ra sau một thời gian cơ quan trên tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ an toàn của mặt hàng chè nhập khẩu vào Maroc trong giai đoạn 3 năm gần đây.

Theo đại diện Văn phòng Quốc gia về Kiểm dịch Thực phẩm Maroc, quy định này được đưa ra chủ yếu nhằm vào các sản phẩm chè nhập khẩu từ Trung Quốc, là quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất vào Maroc. Căn cứ quy định này, tồn dư 11 loại hóa chất trong sản phẩm chè nhập khẩu vào Maroc chỉ được phép có hàm lượng tối đa như sau: Acétamipride (0,05mg/kg), Carbendazime (0,1 mg/kg), Chlorfénapyr (50 mg/kg), Cypermethrine (15 mg/kg), Difenoconazole (0,05 mg/kg), Diflubenzuron (0,1 mg/kg), Fenpropathrine (3 mg/kg), Lambda-cyhalothrine (1 mg/kg), Méthomyl (0,1 mg/kg),  Pyridaben (0,05 mg/kg). Bên cạnh đó, hàm lượng tồn dư tối đa thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng là 0,01mg/kg.

Hơn nữa, các chất cấm sử dụng trong canh tác và chế biến chè xuất khẩu sang Maroc gồm có: Diafenthiuron, Imidaclothiz, Isazofos, Isocarbophos, Phosfolan, Phosfolan Methyl  và Terbufos. Dư luận trong giới kinh doanh chè tại Maroc cho rằng việc áp dụng ngay quy định mới là khó khả thi do mặt hàng chè là mặt hàng nhạy cảm, có nhu cầu tiêu thụ cao. Việc áp dụng quy định cần phải được cân đối và dành đủ thời gian cho người canh tác kịp điều chỉnh. Nếu áp dụng đột ngột có thể ảnh hưởng lên giá chè và gây hiện tượng khan hiếm.

Thông tin trên giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam nắm rõ hơn nữa khi xuất khẩu qua thị trường này. Từ đó các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn nữa để đưa ra các điều chỉnh và biện pháp phù hợp với quy định của thị trường chè Maroc.

Cất giữ hóa chất nguy hiểm, 39 cơ sở bị xử lý(VietQ.vn) - Lực lượng quản lý thị trường TP.HCM vừa kiểm tra và xử lý 39 cơ sở vi phạm về điều kiện kinh doanh, không có bảng nội quy an toàn hóa chất, cất giữ hóa chất nguy hiểm.

Phương Mai

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang