Thay đổi mức đóng BHXH tối thiểu: Người lao động cần 'nằm lòng' những gì?

author 15:07 06/01/2020

(VietQ.vn) - Từ ngày 1/1/2020 mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tối thiểu của người lao động và đơn vị sử dụng lao động cũng có sự thay đổi do có sự thay đổi mức lương cơ sở.

Việc thay đổi mức lương cơ sở dẫn đến thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội, do đó doanh nghiệp, người lao động cần nắm vững thông tin để có sự thay đổi phù hợp. Cụ thể, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng so với mức áp dụng năm 2019. Từ đó, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tối thiểu của người lao động và đơn vị sử dụng lao động cũng có sự thay đổi. 

Cụ thể, địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Nếu người lao động đang làm việc ở vùng nào có mức đóng BHXH bắt buộc dưới mức tương ứng nêu trên thì cần đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức đóng đúng theo quy định. 

Về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó; Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới;

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp phải thực hiện như sau: Chuẩn bị hồ sơ (Đối với hồ sơ của người lao động: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), Giấy tờ chứng minh đối với người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có), Sổ bảo hiểm xã hội (nếu có). Đối với hồ sơ của doanh nghiệp: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS), Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS), Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS); Nộp hồ sơ (Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH sẽ điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH cho người lao động theo danh sách đề nghị của doanh nghiệp).

Nghị định 90/2019/NĐ-CP nêu rõ mức  lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. 

Ngoài ra, Nghị định quy định rõ, mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Đồng thời, khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Em muốn được sống...(VietQ.vn) - “Em muốn được sống, muốn được có người yêu nữa…” – Em là Phương Mai – bệnh nhân trẻ nhất Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức - năm nay 15 tuổi và đã chạy thận được hơn 4 năm. Em phải nghỉ học và ở luôn nhà nghỉ bệnh viện để tiện cho việc lọc máu và truyền hóa chất.

Thanh Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang