Thẻ bảo hiểm y tế điện tử: Nhiều lợi ích thiết thực

author 07:02 09/01/2020

(VietQ.vn) - Chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử mang lại lợi ích lớn cho các bên liên quan như cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh (KCB) và đặc biệt là người tham gia BHYT.

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thẻ Bảo hiểm y tế điện tử được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM nhưng được gắn chip điện tử lưu trữ thông tin người tham gia, thuận lợi cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh khi toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh được lưu lại trên thẻ. Một thông tin quan trọng, thẻ BHYT điện tử cho phép xác nhận người bệnh thông qua công nghệ sinh trắc học ( vân tay, khuôn mặt). 
Mẫu thẻ bảo hiểm y tế điện tử được áp dụng từ 1/1/2020. 

Về nội dung trên thẻ BHYT điện tử là những nội dung tĩnh, hầu như không có sự thay đổi trừ trường hợp họ, tên của người tham gia BHYT có sự thay đổi qua bộ phận tư pháp đã đồng ý thì mới được chấp thuận. Các nội dung cơ bản trên thẻ BHYT điện tử bao gồm: Mã số, Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm cấp thẻ BHYT điện tử. Còn những nội dung khác như thông tin giới tính, nơi cư trú, cơ sở khám chữa bệnh... sẽ được quản lý trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ. 

Việc chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử mang lại lợi ích lớn cho các bên liên quan như cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh (KCB) và đặc biệt là người tham gia BHYT.

Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội, việc cấp thẻ BHYT điện tử giải quyết tình trạng trục lợi lạm dụng quỹ BHYT do người đi khám chữa bệnh phải thực hiện việc xác thực nhân thân của chủ thẻ BHYT thông qua công nghệ sinh trắc học từ đó ngăn chặn tình trạng mượn thẻ BHYT. 

Sử dụng thẻ BHYT điện tử còn sẽ cắt giảm được các thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT ví dụ như đổi thẻ, điều chỉnh thông tin, thu hồi thẻ….  Rút ngắn thời gian làm thủ tục giám định, thanh quyết toán chi phí khám BHYT. Bên cạnh đó, thông tin về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp dự kiến sẽ được tích hợp vào thẻ BHYT điện tử để tiến tới dùng chung thay thế cho sổ BHXH giấy hiện hành.

Đối với cơ sở khám chữa bệnh, chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử tại khâu tiếp đón bệnh nhân, tiết kiệm được thời gian kiểm tra thủ tục, đảm bảo nhanh gọn, chính xác bởi thông tin lưu giữ trong thẻ điện tử được dùng để nhận dạng, xác thực nhân thân bệnh nhân, thay vì phải kiểm tra giấy tờ tùy thân có ảnh. 

Thẻ BHYT điện tử cũng giúp cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra được thông tin các lần khám chữa bệnh theo chế độ BHYT gần nhất để hạn chế tình trạng đi khám chữa bệnh và lấy thuốc không theo đợt điều trị. 

Thẻ bảo hiểm y tế điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cơ quan chức năng. 

Đối với người tham gia BHYT, những người tham gia BHYT đã có thẻ giấy sẽ được cơ quan BHXH chủ động chuyển đổi sang thẻ điện tử và không yêu cầu phải lập bổ sung hồ sơ. Chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử người tham gia BHYT không cần mang giấy tờ tùy thân như xưa mà có thể xác nhận nhân thân bằng công nghệ sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt giúp thuận tiện và giảm phiền hà.

Trước đó, Nghị quyết số 02/NQ-CP về giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 nêu rõ, về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau; tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Đặc biệt, BHXH cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người hưởng nhận các khoản trợ cấp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm trên địa bàn đô thị đạt ít nhất 30% đến hết năm 2020. Đồng thời, thu viện phí bằng phương thức không dùng tiền mặt; phấn đấu đạt mục tiêu 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ. 

Em muốn được sống...(VietQ.vn) - “Em muốn được sống, muốn được có người yêu nữa…” – Em là Phương Mai – bệnh nhân trẻ nhất Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức - năm nay 15 tuổi và đã chạy thận được hơn 4 năm. Em phải nghỉ học và ở luôn nhà nghỉ bệnh viện để tiện cho việc lọc máu và truyền hóa chất.

Thanh Minh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang