Thêm một nhận định về kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia Hà Nội

author 06:19 08/06/2015

(VietQ.vn) - Kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia Hà Nội là có thể sẽ khó phân loại giữa các thí sinh khá, giỏi.

Sự kiện: Đánh giá sự phù hợp

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Nghĩa nhận định, kỳ thi đánh giá năng lực như ĐH Quốc gia Hà Nội tiến hành vừa qua có nhiều ưu điểm.

Đó là tiết kiệm thời gian thi, có thể biết điểm được luôn, đề thi không có các câu đánh đố nên không gây sức ép lớn cho thí sinh, nội dung thi dàn trải rộng sẽ khiến thí sinh phải học đều...

Thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn có nhược điểm

Thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn có nhược điểm

Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng bày tỏ với các trường có nhiều học sinh giỏi thi thì rất khó dùng kỳ thi đánh giá năng lực để phân loại. vì vậy, các trường rất dễ phải tổ chức một kỳ thi nữa.

Mặt khác, để nhân rộng cách thi này phải có thời gian để thay đổi cách học của học sinh. Vì nếu áp dụng ngay thì sẽ xảy ra hiện tượng đổ xô học thêm SAT, GMAT...thay vì học trên lớp - giống như trường hợp của nước Hàn Quốc đã xảy ra.

Thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết hiện trung tâm đã phân tích xong toàn bộ dữ liệu điểm thi của kỳ thi, qua đó cho thấy có 70,2% thí sinh đạt từ 70 điểm (mức điểm trung bình) trở lên.

Trước kỳ thi THPT Quốc gia 2015, nhiều trường tỏ ra lo lắng vì học sinh trượt nhiều như sau khi thi thử THPT quốc gia 2015. Ví dụ, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đã thông báo kết quả sơ bộ của kỳ thi THPT quốc gia tổ chức từ ngày 19 – 22/5. Thậm chí có trường, 100% học sinh trượt tốt nghiệp

Theo đó, toàn tỉnh có hơn 16.600 học sinh dự thi thì có tới 60% không đủ điểm trung bình, chủ yếu rơi vào 3 môn thi bắt buộc là toán, văn và ngoại ngữ. Cụ thể: môn toán có đến 93% dưới điểm 5, bị điểm liệt 29% (dưới 1 điểm); môn văn có 90% dưới điểm 5 và 19% bị điểm liệt; môn ngoại ngữ có 96% dưới điểm 5 và 0,85% bị điểm liệt.

Đáng chú ý, trong số 138 HS lớp 12 của Trường THPT Tây Trà dự thi, ở môn toán HS có điểm cao nhất là 1,5 điểm, hơn 50% bị điểm 0. Riêng Trung tâm GDTX Tây Trà và Trường THPT Tây Trà có tỷ lệ đạt điểm trung bình là 0%.

Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh Hà Nội là một trường có đa số học sinh học lực khá giỏi. Qua 3 lần tổ chức thi thử theo đúng mẫu đề của Bộ, nhưng chỉ có 50% học sinh có điểm thi trên trung bình.

Tại Sóc Trăng, theo thông báo mới đây của Sở GD&ĐT Sóc Trăng cho thấy tỷ lệ thí sinh đạt điểm đỗ thấp, có trường chỉ đạt khoảng 30%.

Ví dụ tại trường THPT Trần Văn Bảy, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng có 466 học sinh với 242 em xếp học lực cả năm đạt khá, giỏi.

Trả lời về vấn đề điều chỉnh cũng như giảm tải đề thi, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: “Từ nay đến khi bắt đầu làm đề thi, Bộ đã có một bộ phận do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm tiếp tục ghi nhận ý kiến từ các địa phương về đề thi minh họa. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ sẽ tổng hợp, phân tích để công tác thiết kế đề thi đáp ứng được yêu cầu sao cho các trường hợp chỉ thi tốt nghiệp THPT không có áp lực và phân luồng tốt ở nhóm trên để vào ĐH. Tuy nhiên sẽ không chia tách phần đề dành cho HS chỉ xét tốt nghiệp THPT và phần đề để tuyển sinh ĐH, CĐ”.

Trước đó, ông Bùi Văn Ga từng trả lời báo chí khẳng định, đề thi chính thức kỳ thi THPT quốc gia sẽ không trộn lẫn câu hỏi khó, dễ mà phân định rõ ràng từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao mặc dù tỷ lệ giữa 2 nhóm câu hỏi này không thay đổi.

Cụ thể, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm, nâng cao chiếm khoảng 40% để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang