Thép Việt Nam bị điều tra – Hành động trả đũa?

author 07:54 20/02/2014

(VietQ.vn) - Có hay không việc các nước dùng biện pháp thương mại trả đũa khi gần đây cơ quan chức năng Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép của nước ngoài?

Trước khi có vụ việc Việt Nam thực hiện điều tra, áp thuế chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cán cuộn của các doanh nghiệp nước ngoài, không ít ý kiến cho là việc đó như “mang dây buộc mình” và các nước sẽ tiến hành đáp trả bằng các hoạt động điều tra tương tự với sản phẩm của Việt Nam.

Tuy nhiên, các mức thuế áp chống bán phá giá với mặt hàng thép nước ngoài cũng đã được đưa ra và có hiệu lực trên thực tế. Cho đến ngày 30/01/2014, khi Bộ Thương mại Thái Lan khẳng định sẽ khởi xướng điều tra biện pháp tự vệ với sản phẩm thép tấm không hợp kim nóng cuộn và không cuộn; phía Indonesia cũng công bố khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn cán nóng của Việt Nam, người ta mới thấy rõ, cảnh báo trước đó nay đã thành hiện thực.

Thép cuộn Việt Nam bị kiện ở nước ngoài

Các nước tiến hành áp dụng các biện pháp tự vệ với thép cuộn Việt Nam. Ảnh minh họa

Trên thực tế, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, Bộ Thương mại Thái Lan, ngày 30/01/2014, Cục Ngoại thương (DFT) đã khởi xướng điều tra biện pháp tự vệ với sản phẩm thép tấm không hợp kim nóng cuộn và không cuộn, đồng thời cũng ban hành bản câu hỏi cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.

Theo Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, sản phẩm bị điều tra bao gồm thép tấm không hợp kim nóng cuộn và không cuộn có độ dầy từ 0.9-50.0 mm và chiều rộng 600-3.048 mm có Mã HS: 7208.36.00.031, 7208.36.00.032, 7208.36.00.033, 7208.36.00.090, 7208.37.00.041, 7208.37.00.042, 7208.37.00.043, 7208.37.00.090, 7208.38.00.041,7208.38.00.042, 7208.38.00.043, 7208.38.00.090, 7208.39.00.041, 7208.39.00.042, 7208.39.00.043, 7208.39.00.090, 7208.51.00.090, 7208.52.00.090, 7208.53.000.11, 7208.53.00.012, 7208.53.00.013, 7208.53.00.090, 7208.54.00.011, 7208.54.00.012, 7208.54.00.013, 7208.54.00.090.

Các nguyên đơn phía Thái Lan đứng ra kiện sản phẩm thép của Việt Nam gồm Sahaviriya Steel Industries Public Company Limited, G Steel Public Company Limited, G J Steel Public Company Limited và Sahaviriya Plate Mill Public Company Limited.

Phía Thái Lan đưa ra thời hạn trả lời bản câu hỏi cho một doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải trước ngày 10/3/2014.

Còn tại Indonesia, Ủy ban tự vệ Indonesia (KPPI) đã thông báo lên WTO về việc khởi xướng điều tra sản phẩm sắt hoặc thép cuộn cán nóng của Việt Nam. Trước đó, ngày 23/12/2013, cơ quan điều tra của Indonesia đã nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ từ PT. Ispat Indo và PT. Krakatau Steel.

Sản phẩm bị điều tra gồm sắt hoặc thép cuộn cán nóng có Mã HS: 213.91.10.00, 7213.91.20.00, 7213.91.90.00,  7213.99.10.00, 7213.99.20.00, 7213.99.90.00, 7227.90.00.00.

Trước đây, Indonesia cũng đã tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm sắt hoặc thép cán không hợp kim có mã HS 7210.61.11.00 (2012); và tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn nguội nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam (năm 2011).

Còn liên quan đến thị trường Thái Lan, đây là vụ việc phòng vệ thương mại thứ 3 đối với sản phẩm thép (trước đó là 1 vụ việc điều tra bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam và 1 vụ việc tự vệ đối với sản phẩm thép hợp kim cán nóng), trong đó, đối với vụ việc tự vệ, Việt Nam đã được loại khỏi danh sách các nước bị áp dụng biện pháp do có thị phần xuất khẩu thấp (theo quy định của WTO).

Thực tế nói trên cho thấy, để bảo vệ quyền lợi của mình, các doanh nghiệp có thể đưa ra các tài liệu chứng minh, quan điểm hay ý kiến, nếu có, liên quan đến cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ nói trên.

Được biết, trước đây, theo yêu cầu của các doanh nghiệp ngành thép trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh và Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát, đánh giá kịp thời tình hình nhập khẩu thép không gỉ cán nguôi nhập khẩu từ nước ngoài. Kêt quả là, Cục Quản lý cạnh tranh kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong thời gian 120 ngày đối với các sản phẩm của những công ty đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia.

Cụ thể, đối với các công ty của Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá được áp dụng cho Fujian Southeast Stainless Steel Co.,Ltd là 6,45%; áp cho công ty Lianzhong Stainless Steel Corporation là 6,99% và các công ty khác là 6,68%.

Các công ty Indonesia sẽ chịu mức thuế 12,03%. Các công ty Malaysia chịu mức thuế 14,38% và các công ty Đài Loan được kiến nghị áp tới 30,73% đối với Yuan Long Stainless Steel Corp và 13,23% đối với Yieh United Steel Corporation và các nhà sản xuất khác.

Với việc các nước quay lại, rà soát, điều tra, áp dụng các biện pháp tự vệ lên sản phẩm thép của Việt Nam đang được coi là hành động "trả đũa" ngược lại những gì mà Việt Nam đã làm với họ thời gian qua.

Nguyễn Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang