Thi tay nghề đứng hạng nhất, vì sao năng suất lao động lại rơi xuống hàng đáy

author 07:22 26/10/2014

(VietQ.vn) - Có dân số vàng, thi tay nghề đứng hạng nhất nhưng năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam lại xếp hàng cuối trong khu vực, nhiều lĩnh vực doanh nghiệp khó kiếm người dù lương hấp dẫn.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Ngịch lý này đã được nói tới thời gian gần đây, đến nay cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp đều chưa tìm được lời giải cho bài toán này. Theo ông Dương Đức Lân – Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, để có NSLĐ cao, chất lượng tốt, không chỉ có đào tạo nghề mà còn rất nhiều yếu tố khác.

NSLĐ thấp do đào tạo tăng dần nhưng chưa cao. Riêng ngành nông nghiệp, lao động qua đào tạo còn thấp hơn nhiều, chúng ta có những hành động gì để cải thiện lao động qua đào tạo thưa ông?

NSLĐ trong nông nghiệp, năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta đạt 49%, nhưng trong nông nghiệp thấp hơn rất nhiều. Như số liệu của Tổng cục Thống kê thông báo, số lao động có chuyên môn, bằng cấp trong nông nghiệp hiện mới đạt 3,5%. Còn hơn 20% số khác lại được đào tạo đơn giản, ngắn hạn. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp, đặc biệt là tỷ lệ lao động có trình độ cao lại càng thấp hơn. Đó là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp.

Thống kê cũng cho thấy, NSLĐ của Việt Nam nói chung của tất cả các ngành vào năm 2013 đạt 68,7 triệu đồng/nười. Còn trong nông nghiệp chỉ đạt 26 triệu đồng/người, tức là NSLĐ trong nông nghiệp đang là thấp nhất, chỉ bằng 1/3 so với bình quân trung các ngành khác trung của cả nước.

Để tăng NSLĐ có nhiều yếu tố như công nghệ, kỹ năng của người lao động và ngoài ra còn yếu tố về quản lý, quản trị, thủ tục hành chính, cơ chế chính sách. Ví dụ như giảm thủ tục về thu thuế, đã tăng NSLĐ lên rất nhiều, tiết kiệm chi phí, thời gian nâng hiệu quả công việc.

Hoặc thay đổi về thủ tục hải quan, từ thông quan nhiều ngày xuống chỉ còn 1 ngày, điều này đã giảm đi nhiều chi phí, công sức mà làm tăng NSLĐ. Trong nhiều cơ chế chính sách, nếu như mỗi khâu có thể tăng hoặc tác động vào sẽ làm cho NSLĐ tăng lên.

Trong nông nghiệp, phần lớn lao động trong nông nghiệp ở nước ta chưa được đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm có chủ trương thực hiện tam nông. Từ đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2020. Chương trình này kỳ vọng nhiều người lao động nông thôn sẽ được qua đào tạo. Đào tạo này có thể ngắn hạn nhưng sẽ trang bị được cho người nông dân những kỹ năng nghề cơ bản để một phần có thể chuyển dịch sang làm công nghiệp và dịch vụ. Còn số không chuyển dịch sang dịch vụ, họ sẽ có kỹ năng kỹ sảo và nắm được khoa học kỹ thuật để NSLĐ tăng lên.

Lao động của Việt Nam tính đến 2014, có 47% lao động làm trong nông nghiệp nhưng chỉ tạo được GDP rất thấp là 18% (cả nông lâm, ngư nghiệp).

Thi tay nghề đứng hạng nhất nhưng vì sao năng suất lao động lại đứng hạng bét

Thi tay nghề đứng hạng nhất nhưng vì sao năng suất lao động lại đứng hạng bét. Ảnh minh họa

Trước thực tế đó, việc đào tạo nghề sẽ thư thế nào để cải thiện chất lượng cho đối tượng lao động này thưa ông?

Hiện nay nước ta đang triển khai Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bắt đầu từ 2010 – 2013 đã đào tạo được 1,6 triệu lao động nông thôn. Trong số này có hơn 1 nửa học các nghề phi nông nghiệp và chuyển dịch sang các khu vực khu công nghiệp và dịch vụ. Một nửa còn lại họ vẫn làm trong nông nghiệp nhưng có kỹ năng tốt, tạo ra năng suất cao hơn.

Cụ thể như nhiều người trước đây nuôi vài chục con gà, đến nay nắm được khoa học kỹ thuật có thể nuôi được hàng vạn con. Giải được bài toán manh mún trong nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, nhiều mô hình đã làm cho năng suất lao động tăng lên.

Hi vọng trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ đào tạo được nhiều hơn nữa, mỗi năm dự kiến đào tạo đạt 6.500 lao động nông thôn. Thông qua đó nâng cao chất lượng của lao động nông thôn và góp phần đáng kể vào tăng năng suất lao động trong khu vực này.

Có một nghịch lý hiện nay, chúng ta luôn vượt lên trên Thái Lan, Malaysia, Singapor… trong các cuộc thi tay nghề nhưng NSLĐ của Việt Nam kém Malaysia tới 5 lần và kém Singapor 15 lần, bằng 2/5 năng suất lao động với Thái Lan, phải chăng chúng ta mới coi trọng gà nòi, làm sao đổi mới phương thức và hiệu quả đào tọa nghề?

Chúng ta vừa đăng cai cuộc thi tay nghề ASEAN và Việt Nam đứng thứ nhất toàn đoàn. Chúng ta nhất một cách thuyết phục, áp đảo, được 15 huy chương vàng, trong khi nước đứng thứ nhì là Malaysia chỉ có 9 huy chương, còn các nước còn thấp hơn nữa.

Đúng như nhận định, thi tay nghề thì tốt như vậy nhưng vì sao NSLĐ lại thấp? Vấn đề gà nòi là không đúng, vì việc đi thi tay nghề không có trường chuyên lớp chọn, tất cả các trường nghề là như nhau. Hiện nay có 170 trường cao đẳng nghề, 306 trường trung cấp nghề, 990 trung tâm đào tạo. Các thí sinh đi thi tay nghề thực chất là những người dược tuyển chọn qua cuộc thi tay nghề quốc gia. Cơ sở tuyển chọn để đi thi ở cấp tỉnh và cấp quốc gia, sau đó mới chọn đi thi cấp khu vực. Các nước cũng làm như vậy và không có chuyện chỉ đào tạo “gà nòi” để đi thi. Điều này phản ánh trình độ đào tạo nghề của các trường nghề trong cả nước.

15 huy chương, không chỉ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều trường ở các tỉnh như Đồng Nai, Hà Nam… Điều này phản ánh trình độ đào tạo nghề của chúng ta nói chung. Dạy nghề hiện nay khác hẳn so với dạy nghề của những năm trước 2000.

Có thể chúng ta đánh giá trình độ dào tạo dạy nghề ở Việt Nam chưa cao nhưng trưởng đoàn các nước tới tham gia thi tay nghề lại đánh giá rất cao.

Bắt đầu tư năm 2000, hệ thống trường đào tạo nghề đã chuyển từ đào tạo hướng cung sang đào tạo hướng cầu. Hiện nay đã ban hành được 230 chương trình khung bao gồm các chương trình cốt lõi, được phân tích nghề.

Phân tích nghề là do doanh nghiệp đưa ra. Tính toán ra một nghề cần bao nhiêu kỹ năng, bao nhiêu công việc, năng lực gì, đến đâu… đều do doanh nghiệp đưa ra. Chương trình khung này phục vụ cho cả đất nước. Chương trình này phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Còn đương nhiên, để đảm bảo chất lượng, ngoài chương trình còn có chất lượng giáo viên, công nghệ có phù hợp có đáp ứng thực tế không… Điều này cũng cho thấy, không phải năng lực yếu mà chúng ta đạt giải cao như vậy và đây cũng không phải là lần nhất duy nhất chỉ ở sân nhà mà đã hai lần nhất ở các nước khác.

Phần lớn doanh nghiệp nhận lao động từ các trường nghề, muốn họ làm chủ được công nghệ đều phải đào tạo lại. Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo lao động, theo ông cần triển khai hiệu quả chủ trương này thế nào?

Đúng là hiện nay nhiều doanh nghiệp không chê nhiều lao động tay nghề của Việt Nam. Điều thiếu thốn nhiều nhất hiện là kỹ năng nghề. Kỹ năng làm việc trong đội tổ, kỹ năng ngoại ngữ và tác phong công nghiệp.

Việc người lao động có phù hợp không, chẳng có đất nước nào đào tạo nghề lại phù hợp 100% với nhu cầu doanh nghiệp được. Doanh nghiệp có thể cập nhật công nghệ rất mới, ngày hôm nay có thể khác ngày mai. Kể cả công nhân kỹ thuật từng ở doanh nghiệp nhưng khi có công nghệ mới họ cũng phải được đào tạo lại để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công nghệ đó.

Việc đào tạo và cập nhật kiến thức tại doanh nghiệp là cần thiết. Giữa đào tạo ở trường nghề và doanh nghiệp có những nước có khoảng cách khác nhau. Hiện chúng ta đã có chương trình khung, do doanh nghiệp đưa ra. Chương trình khung này thường có tuổi thọ khoảng 4 -5 năm và trong quá trình này công nghệ cũng đã có thay đổi nên chu kỳ 4 -5 năm lại cập nhật lại. Điều đặt ra hiện nay là các trường khó trang bị những thiết bị mới nhất, chỉ có các thiết bị cơ bản. Các thiết bị công nghệ hiện đại chỉ có doanh nghiệp mới có.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Anh


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang