Hồi kết buồn của ‘biệt đội tử thần’ âm mưu bắt cóc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

author 10:40 02/08/2016

(VietQ.vn) - Lực lượng đặc biệt của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa bắt giữ 11 lính biệt động đang bỏ trốn bị tình nghi có âm mưu bắt cóc Tổng thống Erdogan.

Theo những tin tức mới nhất báo Người Lao Động trích từ nguồn Daily Mail, lực lượng đặc biệt của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa bắt giữ 11 lính biệt động đang bỏ trốn. Những người này được xem là có âm mưu bắt cóc Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trong cuộc đảo chính bất thành gần đây.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa bắt giữ ‘biệt đội tử thần’ bị cáo buộc có âm mưu bắt cóc Tổng thống Erdogan

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa bắt giữ ‘biệt đội tử thần’ bị cáo buộc có âm mưu bắt cóc Tổng thống Erdogan

Theo đó, ông Erdogan đang ở khu nghỉ dưỡng Marmaris vào ngày 15/7 nhưng sau đó lập tức bay tới TP Istanbul ngay trước khi khách sạn bị quân đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. 11 trong số 12 nghi phạm dính dáng tới vụ đảo chính đã bị bắt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thanh lọc khoảng 1.400 binh lính trong lực lượng vũ trang.

Các bức ảnh cho thấy 11 người đàn ông bị lột trần, còng tay, trên mặt có nhiều vết cắt và bầm tím trong khi được giải đi bằng xe. Trước đó, hãng tin Anadolu đưa tin có tổng cộng 37 binh lính liên quan đến âm mưu bắt giữ Tổng thống Erdogan tại Marmaris và 25 người đã bị bắt.

Một quan chức nội vụ giấu tên miêu tả những người đàn ông này là thành viên của một “biệt đội tử thần”. Quân chính phủ thực hiện chiến dịch truy quét cả đêm theo tin báo của dân làng địa phương. “Hai bên có nổ súng qua lại trong chiến dịch. Chính phủ dùng máy bay không người lái và trực thăng để xác định vị trí” – người này nói thêm.

Trước đó vào hôm 31/7, Thổ Nhĩ Kỳ vừa tập hợp một hội đồng quân sự cấp cao gồm các bộ trưởng chính phủ để thắt chặt kiểm soát trong quân đội sau cuộc đảo chính. “11 người bị bắt ở thị trấn Ula, huyện Marmaris” – Phó thủ tướng Numan Kurtulmus tuyên bố trong một cuộc họp báo sau khi cuộc họp nội các diễn ra.

11 lính biệt động Thổ Nhĩ Kỳ bị lột trần, còng tay, trên mặt có nhiều vết cắt và bầm tím trong khi được giải đi bằng xe

11 lính biệt động Thổ Nhĩ Kỳ bị lột trần, còng tay, trên mặt có nhiều vết cắt và bầm tím trong khi được giải đi bằng xe

Theo lời ông Kurtulmus, vẫn còn 1 người đang lẩn trốn. Trước đó, biệt đội này trốn trong rừng rậm gần Marmaris sau khi cuộc đảo chính diễn ra và bị dân làng bắt gặp khi đang săn bắn heo rừng. Kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra, Tổng thống Erdogan đã thực hiện một cuộc thanh trừng quy mô lớn nhắm vào các tổ chức, đặc biệt là quân đội, với hơn 3.000 quân nhân vũ trang bị sa thải.

Cuộc thanh trừng quy mô lớn của ông Erdogan khiến hơn 60.000 người, bao gồm những người làm trong quân đội, tòa án, dịch vụ dân sự và trường học bị tạm giữ, đình chỉ hoặc điều tra. Động thái này khiến NATO trở nên lo ngại cũng như gia tăng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay trên báo VnExpress, Ankara đã triệu một nhà ngoại giao Đức để phản đối việc Berlin không cho phép tổng thống nước này phát biểu qua video trước những người biểu tình ủng hộ ông ở thành phố Cologne.

"Người đại diện cho đại sứ được Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập vào 10h GMT" do đại sứ khi đó vắng mặt, AFP dẫn lời nữ phát ngôn viên đại sứ quán Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cho biết. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ muốn phản đối việc Đức không cho phép Tổng thống Tayyip Erdogan phát biểu qua video trước đám đông người biểu tình ủng hộ ông ở thành phố Cologne.

Người ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan biểu tình tại thành phố Cologne, Đức, ngày 31/7

Người ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan biểu tình tại thành phố Cologne, Đức, ngày 31/7

Hàng chục nghìn người hôm qua biểu tình ở Cologne để phản đối cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7. Vài giờ trước cuộc biểu tình, tòa án hiến pháp Đức ban lệnh cấm phát sóng trực tiếp các bài phát biểu từ giới chính trị gia ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có ông Erdogan, do lo ngại nó có thể khiến đám đông thêm phấn khích.

Quyết định này khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận. Ibrahim Kalin, người phát ngôn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, gọi lệnh cấm là không thể chấp nhận được và "vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do tập trung". Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus nói Đức đã áp dụng "tiêu chuẩn kép".

Được biết Đức là nơi sinh sống của khoảng ba triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Căng thẳng từ sau cuộc đảo chính bất thành khiến nhà chức trách địa phương phải tăng cường cảnh giác.

Những đôi giày đắt và độc đáo nhất thế giới(VietQ.vn) - Những đôi giày trong danh sách dưới đây gây bất ngờ do quá đắt đỏ, sở hữu thiết kế độc lạ hoặc được làm từ chất liệu có một không hai.

Vân Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang