Thổ Nhĩ Kỳ "loại" Trung Quốc ra khỏi thương vụ hệ thống phòng không

author 14:31 18/11/2015

(VietQ.vn) - Tờ Defence News ngày 16/11 cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấm dứt kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa HQ-9 của Trung Quốc và kết thúc đàm phán.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tháng 9/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn công ty China Precision Machinery Import-Export Corp (CPMIEC) của Trung Quốc làm nhà cung cấp hệ thống phòng không HQ-9 trị giá 3,44 tỷ USD. Tuy nhiên, vào ngày 16/11/2015, nước này chính thức tuyên bố chấm dứt kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của Trung Quốc và kết thúc đàm phán.

Báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin, đại diện của Ankara khẳng định việc hủy bỏ hợp đồng không ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ với các đối tác phương Tây và Trung Quốc. Nhiều khả năng, hợp đồng này sẽ được chuyển sang cho công ty quốc phòng lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Aselsan, và hãng sản xuất tên lửa Roketsan. Cả hai công ty đều do nhà nước kiểm soát.

Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận hủy thương vụ HQ-9 với Trung QuốcHệ thống phòng không FD-2000 - phiên bản xuất khẩu của HQ-9

Báo Đất Việt cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra lý do về quyết định cuối cùng của mình trong thương vụ HQ-9. Nước này cho rằng Ankara đã gặp khó trong quá trình đàm phán với phía Trung Quốc, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và các vấn đề hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, khi theo sát thương vụ HQ-9 có thể thấy, lý do trên không phải là nguyên nhân chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ này.

Cụ thể, ngay sau khi Ankara đưa ra quyết định mua tên lửa HQ-9, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiền Mỹ mua tên lửa Trung Quốc. Dự luật cấp phép quốc phòng thường niên của Mỹ, được Hạ viện thông qua, bao gồm một điều khoản cấm sử dụng “kinh phí để tích hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ”.

Không chỉ được Mỹ cấp kinh phí trong việc mua sắm quốc phòng, hiện nay khoảng 40% số tiền Thổ Nhĩ Kỳ dùng để xây dựng hệ thống phòng không là kinh phí do NATO cấp.

Ngoài những sức ép về kinh phí, NATO còn có thừa khả năng bị cô lập hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này mua hệ thống HQ-9. “NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”, một quan chức NATO nói.

Kim Oanh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang