'Thoáng' cơ chế tài chính nhưng cần 'siết' chất lượng các hội đồng khoa học

author 06:28 26/10/2014

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học cho rằng, khi việc quyết toán tài chính nghiên cứu khoa học được thông thoáng thì cần quan tâm đến chất lượng đánh giá các hội đồng thẩm định khoa học.

Nghị định số 95/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ vừa được ban hành đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà khoa học.

Khoán chi cho khoa học nhưng cũng cần chú ý chất lượng các hội đồng khoa học

Khoán chi cho khoa học nhưng cũng cần chú ý chất lượng các hội đồng khoa học 

Theo Nghị định này, cơ chế khoán đã được áp dụng với các đề tài nghiên cứu khoa học. Theo đó, sẽ bớt rất nhiều các thủ tục tài chính, định mức... miễn là nhà khoa học hoàn thành được mục tiêu đã đăng ký.

Nhiệm vụ KH&CN cuối cùng đã xác định được tên sản phẩm, chỉ tiêu, đơn vị đo, quy mô, địa chỉ ứng dụng... được hội đồng khoa học xét tuyển chọn và giao trực tiếp, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng.

Dự toán của nhiệm vụ KH&CN được tính đúng, tính đủ tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở các định mức kỹ thuật hiện hành. Trường hợp chưa có định mức thì cơ quan phê duyệt quyết định kinh phí và chịu trách nhiệm.

Nhiệm vụ được coi là hoàn thành khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận kết quả đạt yêu cầu trở lên.

Theo một GS của ĐH Bách khoa Hà Nội, Nghị định này là một bước tiến lớn, đánh dấu sự "tiệm cận" với các cách làm tiên tiến của nước ngoài. Tuy nhiên, cần quan tâm đến chất lượng đánh giá của hội đồng khoa học "đầu vào" và "đầu ra", để ngăn chặn tiêu cực.

Nhiều nhà khoa học cũng ủng hộ phương thức cấp kinh phí theo hình thức Quỹ, giống như Nafosted đã làm vừa qua.

Phương Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang