Thổi khí lưu huỳnh vào trái cây có gây hại cho người dùng?

author 21:42 30/08/2016

(VietQ.vn) - Dùng khí lưu huỳnh thổi vào trái cây giúp quả to, vàng óng, liệu chất này hưởng tới sức khỏe người dùng?

Sự kiện: Hóa chất trong thực phẩm

Đốt lưu huỳnh để bảo quản sản phẩm hoa quả, trái cây. Ảnh minh họa

Theo tìm hiểu của PV, nhãn được bán công khai trên thị trường quả to, vỏ mỏng, màu vàng óng, cùi dày. Loại nhãn này xuất hiện tràn lan tại các chợ nhưng không biết là loại quả vải lấy từ đâu, bởi nhiều người quá quen với quả nhãn nhỏ, vỏ dày, cùi dày, vỏ màu nâu xỉn lấy từ Hưng Yên.

Nhãn có có giá bán từ 30.000 - 50.000 đồng/kg tùy loại.

Theo lời quảng cáo của người bán, loại nhãn lồng giống mới này được trồng ở Hưng Yên, rất hút khách mua bởi cùi nhãn khá dày, vỏ mỏng, ăn lại khá ngọt. Đặc biệt, do mẫu mã cũng như màu sắc của vỏ nhãn rất đẹp nên nhiều người chọn mua đem biếu tặng người thân, bạn bè.

Chị Trần Thị Ly cho biết, cũng lâu rồi chị có mua 2kg với giá 45.000 đ/kg, thì thấy chúng ngon, có ngọt nhưng không biết nó từ đâu lại có loại này. Nghe người bán nói rằng lấy ở Miền Thiết, (Khoái Châu, Hưng Yên). Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng cẩn thận lại đặt câu hỏi, có hay không loại nhãn này có sử dụng hóa chất làm sáng vỏ và để bảo quản.

Còn về chuyện vỏ nhãn có màu vàng sáng, có chất bảo quản, theo chia sẻ của một giám đốc doanh nghiệp chuyên về nông sản, kỹ thuật xông lưu huỳnh đã từng được sử dụng nhiều, với kỹ thuật này trái cây được bảo quản lâu hơn, giúp doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang được các thị trường khó tính, góp phần làm tăng giá trị quả.

Theo Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời báo chí, lưu huỳnh có thể cho phép dùng để sấy trái cây nhưng phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định. 

Để bảo quản nhãn, thường sử dụng lưu huỳnh để đốt, xông hơi. Đây là chất được phép sử dụng ở liều lượng không vượt quá 30ppm (phần triệu) vì lưu huỳnh chỉ có tác dụng diệt côn trùng, diệt vi khuẩn trên vỏ nhãn, giúp kéo dài thời gian bảo quản nhãn (bảo quản từ 5 - 7 ngày). Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nồng độ, vượt mức cho phép, lưu huỳnh sẽ ngấm vào cùi nhãn có thể gây ngộ độc cho người sử dụng bởi trong quá trình xông, khí SO2 gặp hơi ẩm trong phổi sẽ thành H2SO2 (axit xunfurơ) - một chất oxy hóa cực độc.

 Nhãn bày bán rong trên thị trường có nhiều loại và giá khác nhau

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PSG-TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học - Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội) cũng nói thêm, quả nhãn tươi muốn khỏi bị thâm người ta thường cho nhãn vào thùng bằng giấy hoặc sọt rồi đốt lưu huỳnh ở dưới đáy cho cháy lên tạo thành khí SO2, khí đó bay lên và bao phủ quanh vỏ, làm cho quả nhãn sáng hơn và không bị mốc, hỏng.

Đây là phương pháp sinh tiết hóa khô và chất lưu huỳnh được phép dùng trong công nghệ thực phẩm. 

Không chỉ riêng với nhãn mà lưu huỳnh còn được dùng để bảo quản nhiều loại quả khác, như quả vải hay các loại thực phẩm khô. Hàm lượng lưu huỳnh dùng bao nhiêu không quan trọng, bởi khi sử dụng chúng chỉ là chất khí chỉ bám vào bề mặt ngoài. Khi khí SO2 bay hết đi thì quả nhãn có thể ăn bình thường, không sợ độc hại, ông Thịnh cho biết thêm.

Tuy nhiên, người ta phải cách ly ít nhất hai ngày mới đem ra bán cho người tiêu dùng mua về ăn. Lý do là khí SO2 bám vào vỏ quả nhãn, nếu chưa bay hết thì ngửi sẽ có mùi hơi hắc, gây cảm giác khó chịu. Do vậy mà nhiều người khi mua nhãn, thấy mùi khác lạ thường nghi ngờ nhãn được ủ ướp hóa chất độc hại.

Song PSG-TS. Nguyễn Duy Thịnh cũng lưu ý, trong quá trình đốt lưu huỳnh để khí SO2 bám vỏ hoa quả mà ngửi trực tiếp khí này thì sẽ rất độc hại với sức khỏe, mắt lúc nào cũng có hiện tượng cay, chảy nước mắt. Thế nên, cần tránh tiếp xúc trực tiếp khi đốt lưu huỳnh.

Nếu lượng lưu huỳnh sử dụng vượt quá mức cho phép thì hậu quả không lường tới sức khỏe con người, khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ đó qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu. SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết.

Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protein, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+(kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh  quản, khó thở.

Chuyên gia công nghệ huyến cáo với người tiêu dùng khi mua nhãn hoặc vải, nên mua ở nơi biết nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, an toàn thực phẩm. Trước khi sử dụng cần rửa sạch để lớp lưu huỳnh không còn dính trên vỏ quả, an toàn nhất cho sức khỏe người tiêu dùng.

Đức Mậu (tổng hợp)

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ bánh mỳ kẹp thịt (VietQ.vn) - Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) của Mỹ khuyến cáo mọi người không nên ăn bánh mỳ kẹp thịt tái, để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang