Thời trang NEM đang làm ăn ra sao?

author 10:47 11/09/2018

(VietQ.vn) - Theo báo cáo tài chính của CTCP Thương mại NEM năm 2016, doanh thu bán hàng của công ty đạt 219 tỷ đồng, tăng trưởng gấp rưỡi so với năm 2015.

Thời trang NEM được thành lập bởi ông Trương Việt Bình và Nguyễn Vũ Hải Anh. Trong một tâm sự trước báo giới, ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết, họ cùng phát triển thương hiệu thời trang NEM sau 2 năm bôn ba du học từ Nga về. Trải qua nhiều khó khăn, NEM vươn lên trở thành thương hiệu đi đầu trong địa hạt thời trang công sở nhiều năm về trước. 

Công ty hoạt động từ tháng 5/2017, người đại diện pháp luật là ông Trương Việt Bình, hoạt động chính trong lĩnh vực bán hàng may mặc.

NEM đang trở thành thương hiệu Việt hàng đầu về thời trang.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính của CTCP Thương mại NEM năm 2016, doanh thu bán hàng của công ty đạt 219 tỷ đồng, tăng trưởng gấp rưỡi so với năm 2015. 

Những thành công ban đầu đã khiến hãng liên tục mở rộng thêm nhiều cửa hàng, chiếm những vị trí đẹp như Hàng Lược, Tràng Tiền, Bà Triệu... và bán được những bộ quần áo, những chiếc váy có giá trị lên tới vài triệu đồng. Tuy nhiên, NEM cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong nước ra sau như IVY, Format, Elise,...

Ngoài ra, một năm trước đây, giữa cơn bão thời trang ngoại Zara, H&M đổ bộ Hà Nội, thì NEM càng trở nên thất thế khi mà cả chất lượng lẫn giá cả đều không cạnh tranh nổi.

Năm 2017, tập đoàn Nhật Bản Stripe International đã mua lại hãng thời trang NEM và thành lập Công ty cổ phần Stripe Việt Nam với số vốn điều lệ 175 tỷ đồng, chuyên kinh doanh các sản phẩm may mặc dành riêng cho nữ giới. Công ty cổ phần Stripe Việt Nam mới được thành lập từ tháng 9/2017 thì sang tháng 10 được Stripe International góp vốn. 

Công ty có địa chỉ tại 545 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, cũng chính là địa chỉ của Công ty Thời trang NEM. Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của cả 2 công ty đều là ông Trương Việt Bình. 

Bí ẩn nữ đại gia 8x đứng sau những thương vụ nghìn tỷ (VietQ.vn) - Công ty của bà Lê Nguyễn Diễm My - đại gia 8x vừa mua thành công dự án tại phường Long Trường với giá 284 tỷ đồng.

Trước đây một thập kỷ, thời trang Việt ở giai đoạn hoàng kim với những tên tuổi đình đám như Blue, Foci, Ninomaxx, PT 2000… Thời điểm đó, các thương hiệu này liên tục mở chuỗi cửa hàng tại những tuyến phố mua sắm lớn. Nhưng khoảng 4-5 năm trở lại đây, các thương hiệu này lẳng lặng đóng bớt cửa, thu hẹp quy mô.

Nguyên nhân được cho là sự đổ bộ của trào lưu may mặc Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc… và đặc biệt là sự xuất hiện của các thương hiệu thời trang có tiếng như Mango, Zara, H&M… và sắp tới đây là “con cá mập” Uniqlo.

Lâm Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang