Thông tin gây sốc ngày 8/12: Nguyễn Mạnh Tường không ném xác chị Huyền xuống sông?

author 10:33 08/12/2013

Không loại trừ trường hợp sau khi đưa xác nạn nhân đến thành cầu, sợ phi tang xuống sông, vài ngày sau xác nạn nhân sẽ nổi lên, hoặc dân chài lưới thấy động phát hiện ra bởi vậy Tường và Khánh có thể mang xác trở lại xe mà đưa đến một địa điểm mới như hầm hố, cống rãnh...

Sự kiện:

 

 

 

 

 

 

 

Hôm nay 8/12, ngày thứ 7 máy địa địa bức xạ của GS Vũ Văn Bằng tiếp tục việc tìm kiếm thi thể nạn nhân tử vong tại TMV Cát Tường, nhưng chưa có kết quả.
Hành trình tìm kiếm của GS Vũ Văn Bằng (ở Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cùng máy địa bức xạ sáng nay 8/12, là ở khu vực cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì. Rà soát cả trên cầu Thanh Trì, vị trí mà bác sĩ Tường ném xác.
Giáo sư Bằng cho biết: “Buổi sáng, tiến hành rà soát 4 điểm quanh khu vực cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì, máy đều có tín hiệu báo về. Sau đó chiều chúng tôi sẽ mang về cơ quan để phân tích dữ liệu. Dự kiến, sáng ngày mai sẽ tiếp tục tìm kiếm ở khu vực bãi Tự nhiên (Thường Tín – Hà Nội)”.
Đi cùng với đoàn của GS Vũ Văn Bằng, phía gia đình có 3 người.

Theo Tiến sĩ Bằng mấy ngày qua đã tìm kiếm dọc các cung đường hành trình đi vứt xác chị Huyền theo lời khai của các nghi can liên quan đến vụ án và các điểm nghi vấn nhưng không tìm thấy dấu vết gì.

“Đi qua nhiều điểm, cả cầu Vĩnh Tuy nhưng máy không bắt tín hiệu gì. Khi đến địa điểm trên thành cầu Thanh Trì, máy bức xạ từ liên tục phát ra tín hiệu quay chỉ hướng thẳng xuống cách cầu Thanh Trì mấy trăm mét. Nhiều khả năng xác bị vùi lấp dưới cát 30 – 40cm.”, Tiến sĩ Bằng nói.

 

 

Ngoài những điểm đã được xác định từ trước dọc từ cầu Thanh Trì xuống Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) gia đình chị Huyền cũng đã chỉ dẫn tiến sĩ Bằng dùng máy quét những nơi các nhà ngoại cảm, người dân nghi vấn để tìm kiếm.

Tiến sĩ Bằng cho biết: “Máy bức xạ từ có thể bắt tín hiệu trong bán kính 200 mét vượt quá nửa sông nên khi có tín hiệu máy sẽ quay hướng về phía có xác người. Máy sẽ phát tín hiệu ở những nơi có từ trường của người còn lưu lại”.

Sang phía bắc cầu Thanh Trì thì điểm nghi vấn nằm cách cầu Thanh Trì khoảng 700 mét. Ông Bằng cho biết thêm, ngày mai sẽ tiếp tục mở rộng tìm kiếm và nhờ phía công an mượn thuyền, xuồng kiểm tra ở một số điểm khác.

”Sau khi xác định các điểm nghi vấn sẽ về nhà phân tích, xác định, chọn lọc điểm nghi vấn nhất để việc tìm kiếm nạn nhân có kết quả cao nhất”, ông Bằng nói.

Về phương pháp tìm kiếm ông Bằng nói thêm “Máy định vị rất nhanh và đúng nhưng nếu dùng phương pháp thuê thợ lặn mò tìm xác nạn nhân như trước sẽ không có hiệu quả, tốn công sức mà lại không tìm thấy nên phương pháp tối ưu nhất là dùng máy múc cát tìm kiếm ở điểm có tín hiệu”.

 

 

Ông Phạm Đức Quang (cậu ruột bên chồng của nạn nhân) cho biết: “Gia đình rất tin tưởng và hi vọng vào máy của GS Bằng, vì nó có cơ sở khoa học. Nó sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm lại, không lan man. Hi vọng phương pháp này sớm có kết quả”.
Theo ông Hưng (anh rể của chồng nạn nhân) cho biết thêm: “Giáo sư Bằng nói, sau khi mang máy về cơ quan sẽ phân tích dữ liệu; sau đó xem xét vị trí nào khả quan sẽ tiến hành lấy mẫu dưới lòng sông mang lên kiểm tra. Nhưng từ phía gia đình, chúng tôi cũng rất băn khoăn không biết dùng phương pháp nào để lấy mẫu dưới đó lên được hiệu quả nhất. Gia đình đang bàn, sẽ thuê cẩu cáp có gầu ngoặm để gầu xuống lòng sông lấy mẫu lên. Chứ những biện pháp trước đây, tôi nghĩ không khả quan lắm”, ông Hưng nói.
Đã hơn 50 ngày trôi đi, gia đình, cơ quan chức năng và cả nhà khoa học bằng nhiều biện pháp để tìm kiếm, nhưng vẫn chưa tìm được xác chị Huyền. Ông Quang cho biết, đến thời điểm này, gia đình rất mong ngóng tin từ cơ quan điều tra, hi vọng vào phương pháp khoa học để sớm được thi thể chị Huyền.

 

 

 

 

 

Trước đó, được sự đồng ý và giúp đỡ của Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an thành phố Hà Nội, ngay sau khi đi công tác ở Campuchia về, TS Vũ Văn Bằng – Phó Viện trưởng Viện công nghệ Nước và Môi trường thuộc Hội Liên hiệp KHKT Việt Nam, Chủ tịch HĐQT công ty Nghiên cứu môi trường Tia Đất cùng các cộng sự của mình đã bắt tay vào tiến hành thực nghiệm hiện trường để xác định manh mối tìm kiếm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền trong vụ án phi tang xác của chủ cơ sở Thẩm mỹ viện Cát Tường. 

Tìm kiếm xác nạn nhân bằng phương pháp khoa học và máy bức xạ từ thứ cấp 

Sau một thời gian dài tìm kiếm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bằng đủ cách thức nhưng bất thành, những hi vọng của người nhà nạn nhân cứ mất dần theo những lượt lần mò dưới đáy sông của đội thợ lặn mà không mang lại kết quả gì thì mấy ngày nay dư luận lại nóng lên khi TS Vũ Văn Bằng - Phó Viện trưởng Viện công nghệ Nước và Môi trường thuộc Hội Liên hiệp KHKT Việt Nam thắp lên tia hi vọng khi tuyên bố: bằng phương pháp khoa học, ông có thể tìm ra xác của nạn nhân.

 

 

Do đi công tác ở Campuchia suốt hai tháng qua nên phải đến những ngày gần đây, TS Vũ Văn Bằng cùng các cộng sự của mình mới bắt tay vào thực hiện tìm kiếm. Với một địa bàn rộng, khó tìm kiếm nhưng ông tỏ ra khá tự tin về việc có thể tìm thấy nạn nhân bằng phương pháp khoa học và máy bức xạ từ thứ cấp mà ông đã nhiều lần áp dụng và đem lại thành công.

 

 

 

 

Nhiều địa điểm có dấu hiệu tử thi trên khu vực từ cầu Thanh Trì đến Thường Tín đã được TS Bằng đánh dấu lại.

Quá trình tìm kiếm lần này đã được ông lên kế hoạch và tiến hành từ ngày 2/12. Theo đó, ngay trong ngày 2/12 đội tìm kiếm đã tiến hành kiểm tra xác định lại vị trí xác nạn nhân Huyền bị vứt xuống từ trên cầu Thanh Trì. Theo ông thì cơ thể mỗi người đều có trường từ. Tuy nhiên với những người đã chết, trường từ này tương đối mạnh. Do đó, khi xác nạn nhân Huyền va chạm với nơi nào thì ngay lập tức sẽ để lại trường từ ở đó. Thông qua máy bức xạ từ, ông đã xác định được nơi xác nạn nhân Huyền va chạm với mặt cầu và lan can cầu. Kết quả này được cho là hoàn toàn trùng khớp với kết quả điều tra của bên công an. 

 

 

Sang ngày thứ hai (3/12), đoàn tìm kiếm tiến hành tìm hiểu, xác định tuyến trôi, tốc độ, lưu lượng chảy, lượng phù sa, thủy triều.... trong ngày xảy ra vụ án, thu thập báo cáo từ các trạm thủy văn dọc sông Hồng. Ngay trong buổi chiều thứ hai, TS Bằng đã tiến hành thực nghiệm đo bức xạ từ ở hai bên bờ sông và xác định 5 điểm có dấu hiệu tử thi bên phía tả ngạn sông Hồng. Tuy nhiên 2/5 điểm nghi vấn cho thợ lăn xuống mò thử không có kết quả. Điều này được ông lí giải là có thể địa điểm đó chỉ là nơi tử thi từng mắc phải nên để lại trường từ hoặc trường từ của những tử thi qua hàng chục năm trước đây vẫn còn, ông cũng không loại trừ khả năng xác nạn nhân bị vùi lấp dưới cát nên đội thợ lặn không thể tìm thấy bằng phương pháp thông thường được. 

 

 

Trong hai ngày tiếp theo (4 - 5/12), đội tìm kiếm tiến hành xác định các điểm có dấu hiệu tử thi xuôi về phía hạ lưu. Phạm vi tìm kiếm được mở rộng kéo dài tới hơn 25 km, từ khu vực cầu Thanh Trì cho đến Thường Tín. Tuy nhiên căn cứ theo lưu lượng nước và dòng chảy, đặc biệt là những quãng cua đoạn qua Bát Tràng và khu vực bãi bồi xã Văn Đức, Duyên Hà, dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình, TS Bằng nhận định khả năng xác nạn nhân chỉ nằm trong đoạn từ cầu Thanh Trì đến khu vực bãi bồi xã Văn Đức, Duyên Hà. 

 

 

Cũng trong 4 ngày tìm kiếm trên sông, TS Bằng đã đánh dấu gần 50 điểm có dấu hiệu tử thi và khoanh vùng 5 khu vực mà ông cho là có khả năng tìm thấy cao nhất. Tuy vậy, tất cả những điểm nghi vấn trên đều được tổng hợp vào báo cáo khảo sát gửi Tổng hội Địa chất để tiến hành phân tích, xử lý, loại trừ. Sau khi tiến hành khâu này xong, kết quả phân tích sẽ được chuyển sang cho bên công an tiến hành tìm kiếm. 

Tìm kiếm trên cạn để xác định... dưới sông. 

Sau khi kết thúc quá trình khảo sát trên sông Hồng, buổi tìm kiếm thứ 5 (6/12) lại được tiến hành.... trên cạn. Sở dĩ TS Bằng đề nghị được tìm kiếm trên cạn dọc theo các tuyến đường từ cầu Thanh Trì về là để xác định chắc chắn xác nạn nhân đã bị Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh phi tang xuống sông Hồng. 

 

 

Theo lí giải của TS Bằng, phương pháp khoa học mà ông áp dụng đòi hỏi phải triệt để và không bỏ sót bất kì khả năng nào. Phân tích rõ hơn, ông cho rằng: Hiện nay lời khai của Tường và Khánh rất khó để xác minh đúng sai, đặc biệt là những tình tiết mới xuất hiện trong lời khai của cả hai càng khiến dư luận đặt nghi ngờ về tính trung thực trong lời khai trước đây. Do vậy không loại trừ trường hợp sau khi đưa xác nạn nhân đến thành cầu, sợ phi tang xuống sông, vài ngày sau xác nạn nhân sẽ nổi lên, hoặc dân chài lưới thấy động phát hiện ra bởi vậy Tường và Khánh có thể mang xác trở lại xe mà đưa đến một địa điểm mới như hầm hố, cống rãnh... 

Với máy bức xạ từ thứ cấp mà ông sử dụng có bán kính quét 200m, chỉ cần xác nạn nhân va chạm để lại trường từ ở đâu trên đường về hay những dấu hiệu có tử thi cũng sẽ được phát hiện, khoanh vùng và phân loại. Cũng theo ông việc tìm kiếm trên cạn bằng phương pháp này sẽ dễ xác định, phân loại hơn so với lòng sông. Điều này đã được ông kiểm chứng qua rất nhiều lần đi tìm hài cốt liệt sĩ. 

Theo dự kiến kế hoạch, sáng 7/12 sẽ là buổi khảo sát cuối cùng và cũng được thực hiện trên cạn. Những kết quả thu được cũng sẽ được tập hợp trong báo cáo khảo sát trên cạn để chuyển cho các cơ quan chức năng xác minh. 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA BẠN ĐỌC: 0904.065.256


 


 


 


 


 


 

 

 

 

Theo Dantri-DSPL

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang