Thông tin mới nhất về bão số 3 ngày 17/9: Bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

author 07:01 17/09/2014

Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 60 – 110mm. Đây là những thông tin mới nhất về bão số 3 ngày 17/9.

Do ảnh hưởng của bão số 3, ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió giật mạnh cấp 12, đảo Cô Tô có gió giật mạnh cấp 11; ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) gió giật mạnh cấp 13; ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn có gió giật mạnh cấp 9 - 10, các tỉnh Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương có gió giật mạnh cấp 6 – 8.

 

Vị trí, hướng di chuyển của bão số 3 trên đất liền

 Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 60 – 110mm, có nơi cao hơn như Lạng Sơn 114mm, Mẫu Sơn 254mm, đảo Cô Tô 175mm, Sơn Động 120mm, Nam Định 134mm, Thái Bình 127mm.  

Hồi 4h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Trung du Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 7 (tức là từ 50 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9. 

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16h ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 102,3 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km/h). 

Trong sáng nay (17/9), ở Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) còn có gió giật mạnh cấp 8 – 9. Biển động rất mạnh. Ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn và Bắc Giang còn có gió giật mạnh cấp 7 - 8. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió giật mạnh cấp 5 - 6. Ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ tiếp tục có mưa to đến rất to./.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Trước diễn biến phức tạp và bất thường của cơn bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi) đang tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất gần tâm vão cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16 và di chuyển nhanh về đất liền nước ta; ngày và đêm 19/9 bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Bộ kèm theo mưa lớn trên diện rộng. Đây là cơn bão mạnh, di chuyển rất nhanh, diễn biến của bão còn phức tạp.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và UBND thành phố, Sở GD-ĐT đã có văn bản khẩn chỉ đạo phòng chống cơn bão số 3 năm 2914 trong các đơn vị trường học, đặc biệt là các trường học vùng nông thôn, miền núi và các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn.

Theo đó, các đơn vị có phương án khẩn trương và tích cực để phòng chống mưa bão, ngập úng: kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất của đơn vị để có biện pháp phòng tránh hiệu quả, đặc biệt là các công trình đang thi công, sửa chữa dở dang, các công trình có độ an toàn thấp, chú trọng đến các phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thư viện, phòng học bộ môn, các xưởng thực hành, có biện pháp sơ tán ngay các trang thiết bị dạy học, các kho sách đến những nơi an toàn, tránh ngập nước.

Chỉ đạo các đơn vị nhà trường thực hiện tốt các phương án ứng phó trước, trong và sau bão, mưa lũ. Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan trên địa bàn để có phương án làm vệ sinh môi trường sau khi xảy ra mưa bão, ngập úng, nhanh chóng trở lại các hoạt động bình thường.

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên, yêu cầu các nhà trường dừng ngay các hoạt động, sinh hoạt tổ chức ngoài trời. Căn cứ tình hình thực tế của thời tiết khi cơn bão đổ bộ vào, Hiệu trưởng các trường chủ động thông báo tới các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên về việc nghỉ học (nếu thấy cần thiết), đồng thời bố trí lực lượng để quản lý những học sinh vẫn đến trường và cử lực lượng ứng trực để giải quyết trong trường hợp có những tình huống bất thường xảy ra.

Trước đó, ngày 16/9, để chủ động đối phó với diễn biến của cơn bão số 3, Bộ GD-ĐT đã có công điện khẩn gửi các Sở GD-ĐT, ĐH, CĐ, TCCN thuộc 29 tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đề nghị yêu cầu các trường cần chủ động ngừng hoạt động ngoại khóa trong thời gian bão, mưa, lũ đang diễn ra.

Đối với các vùng có nhiều sông, suối, địa bàn phức tạp có nguy cơ lũ và sạt lở đất cao cần theo dõi sát diễn biến thời tiết để chủ động cho học sinh nghỉ nhằm tránh những rủi ro khi đến trường.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ học sinh đến trường sau mưa lũ, không để các em phải bỏ học vì thiếu ăn, mặc, sách vở, do thiên tai gây ra.

Trả lời phỏng vấn VTC News, ông Lê Thanh Hải - Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, cơn bão số 3 đã đi sâu vào đất liền tỉnh Quảng Ninh từ khu vực huyện Quảng Yên. Cơn bão gây mưa to, gió giật mạnh trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cơn bão số 3 có sức gió mạnh, di chuyển nhanh trên biển và đến khi vào đất liền, vẫn di chuyển rất nhanh, theo ông tại sao cơn bão này lại có tính chất đặc biệt như vậy?
Như chúng ta đã biết, khái niệm Lưỡi áp cao cận nhiệt đới sẽ đẩy bão đi với tốc độ nhanh hơn. Và đối với cơn bão này, lưỡi áp cận nhiệt đã đẩy cơn bão đi rất nhanh. Cho nên kể cả trên biển và đất liền cơn bão đều di chuyển với tốc độ nhanh kinh khủng.
- Theo dự báo của ông, cơn bão này có gây sóng cao, gây nguy hiểm cho người dân ven biển không?
Cơn bão đổ bộ lúc triều cường đang thấp nên gây sóng không đáng kể. Tuy nhiên cũng phải đề phòng trường hợp gió mạnh, sóng tràn bờ gây nguy hiểm cho người dân.
- Cơn bão số 3 có gây mưa lớn và ngập lũ như cơn bão số 2 vừa qua không, thưa ông?
Cơn bão số 3 gây lượng mưa từ 200-300mm, không gây ra mưa lớn như cơn bão số 2. Nước sông Bắc Bộ có khả năng dâng cao nhưng không gây lũ như cơn bão trước. Các địa phương cần chú ý điều tiết nước hồ hợp lý.

 

 

Nguyên An (tổng hợp VOV- Dantri)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang