Thu gom lượng lớn củ cải muối không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới về bán kiếm lời

author 11:21 10/07/2020

(VietQ.vn) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 tỉnh Lạng Sơn vừa kịp thời ngăn chặn 570kg củ cải muối có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam không chứng minh được nguồn gốc nhập khẩu.

Theo tin tức từ Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, qua áp dụng các biện pháp nghiệp vụ công tác nắm địa bàn, đề xuất của tổ công tác địa bàn Đội Quản lý thị trường số 3 đã phối hợp với Công an huyện Lộc Bình, tiến hành kiểm tra xe ô tô tải loại 0,5 tạ nhãn hiệu SUZUKI biển kiểm soát 12C-085.37 đang giao bán hàng tại khu 2 chợ thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình.

Qua kiểm tra và xác minh, lực lượng chức năng cho biết, người điều khiển phương tiện trên là bà Hoàng Thị Toán sinh năm 1985 có địa chỉ: Thôn Co Mãn xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn.

Lượng lớn củ cái muối do Trung Quốc sản xuất được tiểu thương nhập lậu về Việt Nam bị phát hiện. Ảnh: Cục QLTT Lạng Sơn 

Tại thời điểm kiểm tra Đoàn công tác phát hiện trên phương tiện vận chuyển 38 thùng củ cải muối do Trung Quốc sản xuất loại 15kg/thùng không có hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, tổng trị giá 15 triệu đồng.

Làm việc trực tiếp với Đội QLTT số 3, bà Hoàng Thị Toán, tại buổi làm việc bà Toán khai nhận toàn bộ số Củ cải trên được mua gom của một số người dân tại khu vực biên giới để vận chuyển về các chợ trên địa bàn huyện Lộc Bình bán lại cho các cơ sở kinh doanh hàng khô để kiếm lời, hàng hóa khi mua không có hóa đơn chứng từ gì chứng minh nguồn gốc.

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, Đội Quản lý thị trường số 3 tiến hành lập hồ sơ vụ việc, buộc tiêu hủy toàn bộ số Củ cải nhập lậu theo quy định, đồng thời ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hoàng Thị Toán số tiền là 8.000.000, đồng.

Theo Cục QLTT Lạng Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2020, trong 6 tháng đầu năm, chỉ tính riêng đơn vị này, trong tổng số 1.454 lượt/vụ chủ động thực hiện và phối hợp với các lực lượng chức năng khác thực hiện kiểm tra, đã phát hiện và xử lý 274 vụ vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, xử phạt hành chính trên 4,8 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa vi phạm trị giá khoảng 10,5 tỷ đồng, buộc các đối tượng vi phạm nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp khoảng trên 7,5 tỷ đồng; phát hiện và xử lý 47 vụ vi phạm về hàng giả, xử phạt hành chính khoảng 736 triệu đồng, tịch thu hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trị giá tương đương hàng thật khoảng 868,595 triệu đồng...

Lượng lớn tóp mỡ và mỡ bò đã bốc mùi hôi thối vẫn vận chuyển đi TP. HCM tiêu thụ(VietQ.vn) - Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai vừa bắt giữ hơn 8 tấn tóp mỡ và mỡ bò không rõ nguồn gốc.

Đặc biệt, từ giữa tháng 6 đến nay, khi các hoạt động kinh tế, xã hội đang từng bước quay trở lại trạng thái bình thường mới, do dịch Covid-19 ở trong nước đã và đang được kiểm soát tốt, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn cho biết, hoạt động buôn lậu, mang vác hàng hóa trái phép với qui mô nhỏ, lẻ qua một số địa bàn khu vực biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn lại đã bắt đầu có dấu hiệu phát sinh trên các đường mòn, lối mở, nếu không có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì diễn biến rất có thể sẽ phức tạp trong thời gian tới.

Ông Đặng Văn Ngọc - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn - Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn - cho biết: Với vai trò là cơ quan thường trực, trong 6 tháng cuối năm 2020, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn sẽ tham mưu cho lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành chức năng tăng cường phối hợp, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.

Đồng thời, Cục QLTT Lạng Sơn cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi gian lận về hóa đơn bán hàng, gian lận thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, gian lận xuất xứ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2020, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để chống các hành vi gian lận, buôn lậu... thông qua hoạt động thương mại điện tử.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa liên quan đến an toàn thực phẩm, vật tư y tế, xăng dầu, khí hóa lỏng, vật tư nông nghiệp. Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan để thực hiện hiệu quả việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu biên giới vào thị trường nội địa nhằm phòng, chống các hành vi gian lận thương mại về nguồn gốc hàng hóa, giá cả hàng hóa, xử lý các vi phạm theo qui định của pháp luật.

 An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang