Hé lộ công cuộc tìm kiếm 'chị em' mất tích từ lâu của Mặt Trời

authorThu Hường 09:15 08/05/2018

(VietQ.vn) - Với mục đích tìm "chị em" mất tích từ lâu của Mặt Trời, các nhà thiên văn học đã tiến hành khảo sát và thu thập "DNA" của hơn 340.000 ngôi sao trong Dải Ngân Hà.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Dự án tìm kiếm chị em mất tích của Mặt Trời này có tên gọi là GALAH, được nhóm các nhà nghiên cứu Úc và châu Âu triển khai từ năm 2013, nhưng mới đây mới công khai phát hành dữ liệu lần đầu tiên. Đến cuối dự án, họ ước đoán sẽ điều tra hơn một triệu ngôi sao nữa. Mỗi ngôi sao có ánh sáng đặc trưng, được phân tích bằng máy quang phổ HERMES, được gắn trên kính thiên văn 3,9 mét tại Đài quan sát Thiên văn Úc (AAO).

Để tìm ra "ADN" của một ngôi sao, HERMES phân tích ánh sáng để tạo ra một quang phổ giống như cầu vồng. Dựa trên độ dài và vị trí của các đường tối xuất hiện trong quang phổ đó, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra thành phần hóa học liên quan.

Theo lời Daniel Zucker, từ Đại học Macquarie và AAO: "Mỗi nguyên tố hóa học để lại một mô hình độc đáo các dải tối ở các bước sóng cụ thể trong quang phổ này, kiểu như dấu vân tay". 

Thu thập "DNA" của hơn 340.000 ngôi sao, tìm chị em mất tích của Mặt Trời. Ảnh: Space. 

Mất khoảng một giờ để thu đủ ánh sáng từ một ngôi sao, nhưng các nhà nghiên cứu GALAH có thể quan sát 360 sao vào một thời điểm và họ đã dành 280 đêm tại đài quan sát từ năm 2014 để thu thập đủ dữ liệu.

Giống như Mặt Trời, mỗi ngôi sao được sinh ra trong một cụm lớn hàng ngàn ngôi sao. Mỗi ngôi sao đó sẽ có cùng "ADN" hoặc thành phần hóa học. Dải Ngân Hà đã kéo những ngôi sao này ra xa nhau, để chúng nằm rải rác khắp thiên hà.

"Mục tiêu của nhóm GALAH là tìm ra DNA giữa các ngôi sao "chị em mất tích từ lâu của Mặt Trời" - Sarah Martell, thuộc Trường Vật lý New South Wales cho biết trong một tuyên bố.

Ba lỗ nhỏ trên bề mặt Mặt Trời đã mở, Trái Đất sẽ phải đối mặt với điều gì?(VietQ.vn) - Mới đây, ba hố nhỏ trên bề mặt Mặt Trời mới mở ra, gió Mặt Trời với tốc độ cao thoát ra dễ dàng, biến thành những bức xạ điện từ hướng về Trái Đất.

Trước đó không lâu các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện "anh em song sinh" của Trái Đất ngoài Hệ Mặt Trời. Cụ thể, các nhà khoa học tại Đài thiên văn Nam Âu cho biết họ đã tìm thấy một ngoại hành tinh có tên Ross 128 b. Nó nằm cách Hệ Mặt Trời 11 năm ánh sáng. Tuy nhiên, khoảng cách này đang ngày càng nhỏ lại bởi Ross 128 b đang di chuyển và sẽ là ngôi sao gần Trái Đất nhất trong 79.000 năm nữa.

Ross 128 b quay quanh một ngôi sao lùn màu đỏ có tên Ross 128, theo chu kỳ 9,9 ngày. Ngôi sao này có khí hậu mát mẻ và sở hữu hơn một nửa bề mặt có nhiệt độ của của Mặt Trời. Điều này khiến các nhà khoa học cho rằng Ross 128 b có thể tiềm ẩn sự sống. Để kết luận về sự sống trên Ross 128 b, các chuyên gia cần triển khai hàng loạt thí nghiệm trong tương lai. Trước mắt, họ sẽ dùng kính thiên văn siêu lớn để quan sát khí quyển của hành tinh này.

Nhiệt độ chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định tới sự sống của một hành tinh. Ngoài ra, địa chất, khí quyển và khả năng chứa nước cũng là những yếu tố quan trọng.

Hạnh Vũ (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang