Thủ tục cấp phép xây dựng ở Việt Nam được đánh giá rất tốt

author 15:21 28/12/2016

(VietQ.vn) - Việt Nam xếp thứ 82 về môi trường kinh doanh, có những thủ tục rất tốt như cấp phép xây dựng đứng thứ 24 nhưng khởi sự kinh doanh chỉ đứng thứ 121.

Sự kiện: Đánh giá sự phù hợp

Sáng nay 28/12, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương, triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2016.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trình bày dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trình bày dự thảo.

Phó Thủ tướng cho biết, thay vì ban hành vào tháng 3-4 hàng năm, năm nay Nghị quyết 19 được ban hành ngay từ đầu năm, lần đầu tiên được đưa vào bàn trong hội nghị Chính phủ với các địa phương để các bộ ngành cùng địa phương cùng nhau hiểu và cùng vào cuộc để tạo sức bật mới trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nghị quyết xây dựng dựa trên báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tổ chức minh bạch quốc tế, báo cáo sáng tạo do cơ quan của LHQ về sở hữu trí tuệ chủ trì cùng như một số báo cáo ở trong nước… đặt ra cách nhìn phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của cộng đồng DN.

Đây không chỉ là hình ảnh, vị thế quốc gia mà còn thế mạnh trong thu hút đầu tư, cạnh tranh của nền kinh tế, trong đàm phán các cam kết thương mại quốc tế. Tín nhiệm quốc tế cao thì chi phí vốn của cả quốc gia và DN đều giảm.

Qua các đồ thị trình bày tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết một loạt chỉ số về môi trường kinh doanh cho thấy Việt Nam ở mức trung bình. Chỉ số tốt nhất đứng thứ 60 và có những chỉ số đứng thứ 116-120.

Nói về môi trường kinh doanh do WB đánh giá, xếp hạng qua 3 năm Việt Nam thực hiện Nghị quyết 19 (2014-2016), Phó Thủ tướng cho biết trong 10 nhóm chỉ số có đến 41 chỉ tiêu cụ thể để đánh giá điểm.

Thủ tục cấp phép xây dựng ở Việt Nam được đánh giá tốt. Ảnh V/C

Việt Nam hiện xếp hạng thứ 82, có những thủ tục rất tốt như cấp phép xây dựng đứng thứ 24 nhưng khởi sự kinh doanh đứng thứ 121, đặc biệt thuế, bảo hiểm dù đã cải tiến rất nhiều những vẫn đứng 167, giải quyết phá sản là 125.

Còn báo cáo của WEF về năng lực cạnh tranh toàn cầu chia làm 3 trụ cột với 114 tiêu chí cụ thể.

So sánh tương quan với mức trung bình các nước ASEAN-4, Phó Thủ tướng nhấn mạnh để đạt được mục tiêu này thì Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện các chỉ số cụ thể.

"Hiện nay chúng ta xếp thứ 82, để lọt vào trung bình ASEAN-6, có tính cả Singapore, thì chúng ta phải tiến tới thứ 56 quốc tế, còn nếu muốn lọt vào trung bình ASEAN-4 thì chúng ta phải đứng thứ 43 trên thế giới”.

Nêu một số ví dụ về việc cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh nhiều người thường nghĩ là của Bộ KH&ĐT, đổi mới sáng tạo thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN hay cấp phép xây dựng thuộc Bộ Xây dựng… Phó Thủ tướng cho biết đây có rất nhiều chỉ tiêu cụ thể trong từng chỉ số là của các bộ ngành khác.

Ví dụ trong khởi sự kinh doanh Việt Nam, hiện đứng 121, có tới 9 nhóm tiêu chí cụ thể liên quan đến Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Ví dụ thứ hai là cấp phép xây dựng đứng 24/190 nhưng vẫn còn 166 ngày và nếu cải tiến sẽ tốt hơn, thì có liên quan đến Bộ Công an, Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng…

Theo Phó Thủ tướng, có tới 80% nhiệm vụ trong Nghị quyết 19 cần sự phối hợp liên ngành vì vậyrất cần làm rõ phần việc, trách nhiệm của từng bộ, ngành thì trong từng chỉ tiêu, chỉ số về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nêu một số ví dụ về việc cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh nhiều người thường nghĩ là của Bộ KH&ĐT, đổi mới sáng tạo thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN hay cấp phép xây dựng thuộc Bộ Xây dựng… Phó Thủ tướng cho biết đây có rất nhiều chỉ tiêu cụ thể trong từng chỉ số là của các bộ ngành khác.

Ví dụ trong khởi sự kinh doanh Việt Nam, hiện đứng 121, có tới 9 nhóm tiêu chí cụ thể liên quan đến Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Ví dụ thứ hai là cấp phép xây dựng đứng 24/190 nhưng vẫn còn 166 ngày và nếu cải tiến sẽ tốt hơn, thì có liên quan đến Bộ Công an, Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng…

Theo Phó Thủ tướng, có tới 80% nhiệm vụ trong Nghị quyết 19 cần sự phối hợp liên ngành vì vậyrất cần làm rõ phần việc, trách nhiệm của từng bộ, ngành thì trong từng chỉ tiêu, chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nhìn lại quá trình thực hiện Nghị quyết 19 trong 3 năm 2014 -2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết năm đầu tiên Nghị quyết đề ra 50 nhóm giải pháp, nhiệm vụ, thực hiện được 8, đang thực hiện 17 giải pháp chưa có kết quả rõ ràng. Năm 2015 có 73 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đã thực hiện được 44%, đangt hực hiện 23% và chưa thực hiện 23%. Năm 2016 có tới 83 nhóm giải pháp, nhiệm vụ đã thực hiện được 42% nhưng mới qua 8 tháng và nếu tính đủ 1 năm nhưng những năm trước đây thì tỷ lệ đã thực hiện sẽ vượt 30% so với các năm trước.

“Nghị quyết năm nay đưa ra trên 250 nhóm giải pháp, nhiệm vụ với tinh thần càng cụ thể, càng tốt, giao cho từng bộ, ngành, địa phương”, Phó Thủ tướng nói.

Nhấn mạnh đến thực tế hầu hết các chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều nhưng các nước khác cũng tiến rất nhanh, Phó Thủ tướng cho rằng cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa đặc biệt ở khâu thực hiện ở địa phương.

“Thuế chúng ta cải cách cơ bản trên văn bản nhưng thực thi bên dưới còn khoảng cách, để văn bản xuống đến thực tế, cần các sở, ngành, địa phương vào cuộc cùng Trung ương. Hay trong khởi sự kinh doanh thì đăng ký DN theo văn bản quy định 3 ngày nhưng khảo sát thực tế ở địa phương lại lên đến 5 ngày. Chưa kể mức độ vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương còn khác nhau. Vì vậy đối với cải cách thì trách nhiệm của người đứng đầu rất quan trọng”.

H. NGUYÊN

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang