Ăn chim rán, vịt quay tẩm bằng phẩm màu chất lượng 'rởm' dễ mắc ung thư

authorThanh Nhàn 05:58 12/03/2018

(VietQ.vn) - Những thực phẩm không rõ nguồn gốc, màu sắc lòe loẹt tiềm ẩn những nguy cơ gây nôn mửa, tan máu vì nhiễm độc, thậm chí cả ung thư.

Trên thị trường hiện nay, phẩm màu có hai loại gồm, phẩm màu tự nhiên là các chất màu được chiết suất ra hoặc được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ (thực vật, động vật) sẵn có trong tự nhiên. Nhược điểm của loại này là độ bền kém và giá thành cao. Loại thứ hai là phẩm màu hóa học.

Phẩm màu hóa học là loại phẩm màu được tạo ra bằng các phản ứng tổng hợp hóa học, chúng có độ bền cao, màu sắc bắt mắt và giá thành rẻ hơn nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu sử dụng loại không nguyên chất, không rõ nguồn gốc.

Liên quan tới phẩm màu, trước đó Bộ Y tế đã lên danh mục 21 chất màu (gồm 11 chất màu tự nhiên, 10 chất màu tổng hợp) được phép sử dụng trong thực phẩm. Việc quy định chất tạo màu vô cùng nghiêm ngặt, nhà sản xuất chỉ được sử dụng các loại màu thực phẩm đã được cơ quan chức năng cho phép.

Cẩn trọng với các thực phẩm có màu sắc lạ thường bắt mắt

 Cẩn trọng với các thực phẩm có màu sắc lạ thường bắt mắt. Ảnh Vĩ Cường

Thế nhưng vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở kinh doanh không đảm bảo đã cố tình sử dụng thậm chí các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu hóa học). Việc này rất hại, có thể gây ngộ độc cấp tính dẫn đến ung thư.

Tại một số chợ tự phát trên địa bàn TP.HCM, nhiều thức ăn thường ngày như chim rán, vịt quay, ruốc, măng khô, thịt bò khô tự làm, hạt dưa, bánh kẹo… được rao bán khắp nơi. Điều đặc biệt, ngoài việc không có nhãn mác ghi nơi xuất xứ, nhiều loại thức ăn còn được nhuộm màu với đầy đủ loại màu sắc bắt mắt tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật.

Đừng để mắc sai lầm 'chết người' này khi sạc pin điện thoại qua đêm (VietQ.vn) - Sự thật là điện thoại của bạn đủ thông minh để biết khi nào nên dừng sạc, nhưng lượng nhiệt sinh ra trong khi sạc mới chính là nguyên nhân làm pin bị ăn mòn và hỏng sớm.

Đã không ít những trường hợp phải nhập viện vì bị tan máu do nhiễm độc vì sử dụng phải phẩm màu hóa học kém chất lượng. Các chuyên gia lo ngại, việc các thực phẩm bị sử dụng màu nhuộm tràn lan nếu không có biện pháp quản lý kịp thời, rất có thể biến thành mầm mồng nguy hiểm mống dẫn đến căn bệnh chết người ung thư.

Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM cho biết, theo quy định, nếu là sản phẩm công nghiệp được sản xuất bởi một công ty chế biến thực phẩm thì theo quy định trên bao bì, sẽ phải ghi rõ các phụ gia sử dụng, trong đó có các phẩm màu. Ký hiệu E với ba con số từ 100 đến 199, là ký hiệu của những chất màu thực phẩm được phép sử dụng.

Nếu là các sản phẩm truyền thống như nem chua, các loại bánh như bánh cốm, vịt quay… không có bao bì hoặc trên bao bì không ghi rõ thành phần và các chất phụ gia thì chúng ta nên cẩn thận. Không nên chọn những sản phẩm có màu sặc sỡ, không được "bình thường". Chúng ta có thể so sánh những loại nguyên liệu như thế, nếu chế biến ở nhà thì sẽ có màu như thế nào, để biết màu sắc của chúng khi mua ở ngoài như vậy có "bình thường" hay không. Các bà nội trợ cần tập thói quen nhận xét màu thức ăn được chế biến tại nhà, đồng thời tập thói quen đọc thông tin trên bao bì sản phẩm.

Khi chế biến thức ăn tại nhà, chúng ta có thể trích màu từ các nguyên liệu tự nhiên để tạo màu sắc cho thực phẩm mà không cần sử dụng phẩm màu.

Nên dùng các phương pháp truyền thống để trích màu tự nhiên từ các nguyên liệu có sẵn như khi cần màu vàng, màu đỏ có thể dùng củ nghệ, hạt điều màu, quả gấc hoặc ớt khô…, các loại sắc tố này tan được trong dầu nên có thể dùng nguyên liệu xào với dầu để trích màu. Nếu cần màu tan trong nước, chúng ta có thể dùng củ dền, tai giâm bụt, quả dâu tằm hoặc các loại quả có màu đỏ, màu vàng… Khi cần màu xanh có thể dùng lá dứa, lá rau bồ ngót… Khi cần màu tím có thể dùng lá cẩm...

Thanh Nhàn (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang