Thực phẩm 'siêu chế biến' gây nên bệnh ung thư

authorA 16:16 05/08/2019

(VietQ.vn) - Mối quan hệ giữa thực phẩm chế biến siêu và ung thư đã được chỉ ra bởi các nhà nghiên cứu đến từ Pháp.

Họ phân các loại thức ăn như bánh ngọt, cánh gà chiên, và bánh mì được sản xuất hàng loạt thuộc dạng thực phẩm chế biến siêu.

Một khảo sát, được tiến hành trên 105,000 người, nhấn mạnh rằng: Khi con người hấp thụ càng nhiều các loại thực phẩm kể trên thì nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư càng cao. Bài khảo sát đã dấy lên rất nhiều lo ngại, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng: Chế độ ăn uống lành mạnh là sự lựa chọn tốt nhất.

Đâu là các loại thực phẩm siêu chế biến:

  • Bánh mì và bánh ngọt được đóng gói và sản xuất hàng loạt.
  • Đồ ăn vặt có vị ngọt và nhiều nguyên liệu khác, bao gồm cả khoai tây chiên.
  • Socola và kẹo
  • Soda và các loại đồ uống có đường
  • Thịt xiên nướng, cá hoặc thịt gà được chiên giòn.
  • Mì hoặc xúp ăn liền
  • Đồ ăn tiện lợi được đông lạnh
  • Thức ăn làm chủ yếu từ đường, dầu mỡ và các chất béo khác.

Chế độ ăn uống rõ ràng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thừa cân là nguyên nhân gây bệnh có thể phòng ngừa được nhiều nhất, chỉ đứng sau hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng rằng: các loại thịt được chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Vậy còn các loại thực phẩm “siêu chế biến” thì sao?

Đội nghiên cứu, tại trường Sorbonne Paris Cité University, đã sử dụng các bài khảo sát thực phẩm để xác định loại thức ăn mà con người đang sử dụng.

Những người được khảo sát, hầu hết là phụ nữ trung niên, đã được theo dõi trong một khoảng thời gian trung bình kéo dài 5 năm. Kết quả, được đăng tải trên British Medical Journal, đã chỉ ra rằng: nếu hàm lượng thực phẩm “chế biến siêu” lấy vào trong cơ thể tăng 10% thì số ca bệnh nhân mắc ung thư được điều tra tăng lên 12%.

Trong bài khảo sát:

  • Trung bình, 18% thức ăn của mọi người là thực phẩm chế biến siêu.
  • Trung bình, có 79 ca mắc ung thư trên 10,000 người mỗi năm.
  • Khi lượng thực phẩm chế biến sẵn tăng 10% thì sẽ có thêm 9 bệnh nhân mắc phải ung thư trong số 10,000 người mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Các kết quả trên cho thấy rằng mức tiêu thụ thực phẩm chế biến siêu đang tăng cực kì nhanh. Điều này có thể dẫn đến gánh nặng cho toàn nhân loại về vấn nạn ung thư trong 10 năm tới". Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng bổ sung thêm: các số liệu trên cần được xác nhận bởi các bài khảo sát được diễn ra trên quy mô rộng hơn và nghiên cứu cần điều tra rõ về những sự thật đằng sau mối liên hệ này.

Dấu hiệu cảnh báo

Thực tế, bài nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được mối liên hệ cuối cùng giữa thực phẩm siêu chế biến và bệnh ung thư. Vẫn chưa kết luận được thực phẩm chế biến siêu là nguyên nhân gây nên ung thư.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nhân tố liên quan có thể kể đến, bởi những người ăn nhiều thực phẩm chế biến siêu thì đều có những biểu hiện có thể dẫn tới ung thư. Chẳng hạn, họ có thể hút nhiều thuốc hơn, tăng động hơn, tiêu thụ nhiều calo hơn và có khả năng sử dụng thuốc tránh thai nhiều hơn.

Trong khi các nhà nghiên cứu đang điều chỉnh những phân tích cho mối liên hệ này, họ vẫn tin tưởng rằng ảnh hưởng của thực phẩm chế biến siêu không nên được loại bỏ hoàn toàn.

Giáo sư Linda Bauld, chuyên gia phòng chống ung thư của Vương quốc Anh, phát biểu rằng: “Chúng ta đều biết, khi tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm kể trên, cơ thể sẽ trở nên thừa cân. Và thừa cân hay béo phì thì đều làm tăng khả năng mắc các bệnh liên quan đến ung thư. Vì vậy, rất khó để tách riêng ảnh hưởng của thực phẩm và cân nặng lên nguy cơ gây ung thư ra khỏi nhau.”

Nói tóm lại, nữ giáo sư nhấn mạnh, bài nghiên cứu trên là một dấu hiệu cảnh báo cho con người để có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên quá lo lắng khi phải ăn một chút đồ chế biến sẵn ở đâu đó, miễn là chúng ta sẽ ăn thêm nhiều loại trái cây, rau củ và chất xơ.

Bác sĩ Ian Johnson, từ Quadram Institute ở Norwich, nói rằng bài nghiên cứu đã chỉ ra được những mối quan hệ cơ bản của 2 khái niệm. Tuy nhiên, ông lại chỉ trích về tính mơ hồ của cụm từ “siêu chế biến”.

Theo ông, “Vấn đề ở đây là định nghĩa của khái niệm “thực phẩm siêu chế biến” mà người viết sử dụng quá rộng đến mức rất khó để xác định và nhìn rõ được chính xác những mối quan hệ nhân quả tiềm năng".

Còn đối với Giáo sư Tom Sanders của trường King’s College London, định nghĩ về thực phẩm siêu chế biến lại chứa quá nhiều sự trùng lặp. Ông nói rằng bánh mì được sản xuất hàng loạt có thể được coi là một thực phẩm siêu chế biến, nhưng một ổ bánh mì được làm tại nhà hoặc từ một tiệm bánh lịch sự trong thành phố thì lại không.

“Sự phân loại này cần chặt chẽ và được căn cứ dựa trên giả thuyết rằng các loại đồ ăn được sản xuất công nghiệp thì chứa thành phần hóa học và dinh dưỡng khác với các loại được làm tại nhà hoặc tại cửa hàng có tay nghề". Giáo sư Sanders nói.

Ngay cả bài bình luận phía dưới của British Medical Journal cũng cảnh báo “chưa nên vội đi đến kết luận sớm”. Martin Lajous và Adriana Monge từ Viện Y tế Công cộng Quốc gia đặt tại Mexico cũng nói rằng: “Chúng ta còn cả một quãng đường dài để hiểu hết những tác động mà thực phẩm được chế biến gây ra cho sức khỏe và thể chất của con người.”

Họ cho ra ý kiến: bài nghiên cứu mới chỉ là “cái nhìn ban đầu” vào một vấn đề còn nghiêm trọng hơn.

Huy Hoàng (theo: BBC) 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang