Thuốc chống loãng xương cũng tiềm ẩn tác dụng phụ khôn lường

authorThu Thảo 15:00 03/03/2017

(VietQ.vn) - Thuốc chống loãng xương nằm trong danh mục thuốc hỗ trợ tốt điều trị chứng bệnh loãng xương và các bệnh tương tự nhưng loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt.

Thuốc chống loãng xương được các nhà khoa học tại trường Imperial College London sau khi kiểm tra cấu trúc xương của bệnh nhân bị gãy xương điệu điều trị bằng thuốc chống loãng xương bisphosphonate đã phát hiện những vết nứt nhỏ trên xương và nhận thấy xương dễ vỡ hơn trước.

Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Bisphosphonates (BP) là nhóm thuốc trong công thức hóa học có 2 nhóm phosphonat (PO3). Thuốc được nghiên cứu từ thế kỷ 19 nhưng đến thập kỷ 1960 mới được nghiên cứu thử nghiệm điều trị rối loạn chuyển hóa xương.

Bisphosphonates là thuốc hàng đầu về điều trị và phòng chống loãng xương và gãy xương cho phụ nữ sau mãn kinh; người già; nam giới có nhiều nguy cơ loãng xương như: nghiện bia rượu thuốc lá; người phải dùng lâu dài thuốc kháng viêm glucocorticoide, thuốc chống động kinh, thuốc chống đông heparin…

Nhưng các bác sĩ đã dấy lên lo ngại về số lượng gãy xương xảy ra ở những bệnh nhân cao tuổi sau khi dùng thuốc chống loãng xương trong một thời gian dài. Để tìm hiểu lý do tại sao, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Richie Abel lấy mẫu xương từ 16 bệnh nhân gãy xương hông, và nghiên cứu chúng tại Diamond Light Source.

"Những gì chúng tôi muốn xem là liệu xương của bệnh nhân sau khi uống bisphosphonate thay đổi tích cực hay tiêu cực. Sau khi kiểm tra, chúng tôi nhận thấy xương của bệnh nhân trở nên xốp hơn – ngược hoàn toàn với tác dụng của thuốc chống loãng xương”, Tiến sĩ Abel cho biết.

Thuốc chống loãng xương nguy cơ khiến xương xốp và dễ gẫy hơn. Ảnh minh họa

 Thuốc chống loãng xương nguy cơ khiến xương xốp và dễ gẫy hơn. Ảnh minh họa

Bằng cách bắn phá các mẫu với X-quang sáng hơn mặt trời khoảng 10 tỷ lần, nhóm nghiên cứu đã có thể tạo ra hình ảnh của cấu trúc bên trong của xương chi tiết chưa từng có. Kết quả đã cho thấy vi cấu trúc trong xương của bệnh nhân được điều trị bằng thuốc bisphosphonates. Tiến sĩ Abel cho biết: "Các loại thuốc có tác dụng, nhưng nó cũng dẫn đến sự tích tụ của các vết nứt nhỏ trong xương và có thể làm tăng khả năng gãy xương."

Bisphosphonate là thuốc chống loãng xương. Đây là một thuốc khá công hiệu và được dùng rộng rãi trong lâm sàng để khống chế căn bệnh của hầu như mọi phụ nữ sau mãn kinh và những người không đủ canxi trong khẩu phần ăn.

Nằm trong danh mục là một thuốc hỗ trợ tốt trong chứng bệnh loãng xương và các bệnh tương tự, nhưng thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt, thậm chí nhiều bệnh nhân phải từ chối điều trị tiếp. Các tác dụng phụ thường gặp là sốt, đau đầu, giảm canxi huyết, giảm phốt pho huyết, giảm magiê huyết.

Trên hệ tiêu hóa, thuốc đã được ghi nhận là gây ra những tổn thương ở thực quản với nhiều dạng tổn thương khác nhau với nhiều cấp độ. Nhẹ thì người bệnh bị viêm thực quản, nặng thì bị loét thực quản. Đây là những bệnh lý tiền đề gây ra ung thư hóa hay thủng thực quản. Với các tác hại này, người bệnh thấy bỏng rát ở sau xương ức, đau tức ngực, hay ợ hơi, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá thất thường. Tác dụng phụ này đã được thông báo là gặp ở clodronate nhiều nhất, khi dùng với liều 800mg/ngày.

Trên xương khớp, nhóm thuốc này gây ra đau xương khớp với tỷ lệ cao, 75% những người dùng thuốc có triệu chứng. Hiện tượng đau khởi phát ngay sau 12 giờ dùng thuốc và có thể kéo dài nhiều ngày sau đó. Đau thường ở trong xương cột sống đầu tiên, sau đó đến đau xương sườn và rồi đến xương chân tay. Mức độ đau nghiêm trọng đến nỗi người bệnh không thể đi lại được và phải nằm ở trên giường. Trong trường hợp này, các thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol không hoặc ít có tác dụng điều trị hoặc giảm đau.

Song trong các tác dụng phụ đáng để nói thì tác dụng phụ gây ra gãy xương đùi là tác dụng đáng chú ý nhất và lại là nghịch lý nhất. Nghịch lý là vì đây là thuốc làm giảm loãng xương, tức là gia tăng sức khoẻ cho hệ xương, vậy mà lại gây ra gãy xương. Thực ra, xét về mặt bản chất thì điều này đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo trước khi dùng thuốc liều cao hoặc kéo dài. Vì khi đó thuốc lại gắn kết với canxi trong máu làm giảm sự canxi hóa trong xương, xương không thể chắc được.

Kiểm định điều này, một nhóm các nhà khoa học tại Canada đã theo dõi 716 phụ nữ bị gãy xương đùi tuổi trên 68, ở Ontario. Các nhà khoa học thấy rằng đồng loạt những bệnh nhân này đều sử dụng bisphosphonates trên 5 năm. So sánh với những bệnh nhân có dùng bisphosphonates nhưng chỉ trong thời gian ngắn và không liên tục, các nhà khoa học thấy nhóm dùng liều cao bisphosphonates có tỷ lệ gãy xương khác biệt. Tuy nhiên, không thể tự nhiên xương gãy hoặc sự gãy xương cũng có nhiều yếu tố khác tham gia như lực chấn thương, ngã chẳng hạn. Nhưng trên cơ sở đánh giá yếu tố nguy cơ tổng hợp, các nhà khoa học kết luận bước đầu, so với những phụ nữ mãn kinh chỉ uống thuốc tối đa 3 tháng liên tục thì nguy cơ gãy xương ở những phụ nữ uống liên tục trên 5 năm cao hơn những 2,74 lần. Tai biến này là tai biến cần chú ý nhất với cả người bệnh và bác sĩ.

Chiếc ô tô cũ bán chạy nhất thị trường Việt có gì đặc biệt?(VietQ.vn) - Toyota Vios đang là chiếc ô tô cũ được nhiều người yêu thích nhất tại thị trường Việt. Vậy người tiêu dùng có nên mua chiếc ô tô cũ này?

Thu Thảo (theo BBC)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang