Thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống của Mỹ- niềm hy vọng chấm dứt đại dịch toàn cầu

author 10:43 16/07/2021

(VietQ.vn) - Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo, hiện tại, 4 biến chủng Covid-19 đang thống trị bức tranh đại dịch toàn cầu. Trước tình hình này việc Mỹ đang nghiên cứu loại thuốc liệu có ngăn chặn được đại dịch.

Theo cảnh báo của WHO, khả năng các biến chủng Covid-19 mới và nguy hiểm hơn ​​lây lan khắp thế giới khiến việc ngăn chặn đại dịch càng khó khăn hơn.

Chủ tịch Ủy ban Didier Houssin thừa nhận "các xu hướng gần đây đáng lo ngại". Theo ông, một năm rưỡi sau khi WHO lần đầu tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, mức cảnh báo cao nhất, "chúng ta vẫn chạy theo loại virus này và virus cũng đang đuổi theo chúng ta".

 Biến thể Covid-19 lan nhanh chóng đe dọa nỗ lực ngăn chặn dịch toàn cầu. Ảnh minh họa

Hiện tại, 4 biến chủng Covid-19 đang thống trị bức tranh đại dịch toàn cầu là Alpha, Beta, Gamma, đặc biệt là biến chủng Delta đang lây lan nhanh chóng. Nhưng ủy ban cảnh báo điều tồi tệ hơn có thể còn ở phía trước, chỉ ra "khả năng cao các biến chủng mới xuất hiện và lây lan toàn cầu", đặt ra nhiều thách thức hơn về kiểm soát đại dịch.

WHO tuyên bố các biến chủng "đáng lo ngại" khi chúng được coi là dễ lây truyền hơn, gây chết người nhiều hơn hoặc có khả năng kháng vaccine.

"Đại dịch vẫn là thách thức toàn cầu. Các quốc gia có khả năng tiếp cận vaccine tiên tiến và hệ thống y tế có nguồn lực tốt đang phải chịu áp lực mở cửa hoàn toàn", Ủy ban cho biết. Mặt khác, "các quốc gia hạn chế tiếp cận vaccine đang trải qua những làn sóng lây nhiễm mới, chứng kiến lòng tin công chúng bị xói mòn cũng như khó khăn kinh tế ngày càng tăng, và trong một số trường hợp, bất ổn xã hội cũng ngày càng tăng".

WHO nói rằng "đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, vệ sinh tay và cải thiện hệ thống thông gió cho các không gian trong nhà vẫn là chìa khóa để giảm lây nhiễm". Họ đồng thời nhấn mạnh cần phải tiêm vaccine cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia vào tháng 9 cũng như tăng cường chia sẻ vaccine giữa nước giàu và nước nghèo.

Bác bỏ thông tin COVID-19 bị nhiễm phóng xạ gây đông máu(VietQ.vn) - Bộ Y tế bác bỏ thông tin sai sự thật được lan truyền trên mạng xã hội cho rằng COVID-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ, gây đông máu và tử vong.

Trước diễn biến dịch Covid-19 ngày càng lan nhanh thì công cuộc nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19 cũng càng trở nên cấp thiết. Mới đây, Mỹ đang thử nghiệm giai đoạn 3 loại thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống và có thể đưa ra thị trường vào cuối năm nay. Đây là tin vui với tất cả người dân trên toàn thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Loại thuốc kháng virus có tên Molnupiravir của Mỹ đang là ứng viên tiềm năng nhất cho hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 trong tương lai gần. Thuốc Molnupiravir được phát triển bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Rigibel (Đức) và Merk (Mỹ). Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn tất với hiệu quả 100% trên các bệnh nhân Covid-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng gần đi đến chặng cuối với hiệu quả rất tốt, dự kiến sẽ có kết quả ngay trong mùa thu năm nay. Nếu quá trình nghiên cứu suôn sẻ, thuốc Molnupiravir sẽ được đưa ra thị trường trong 4-5 tháng tới.

Loại thuốc này được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ, phổ biến là nhức đầu, mất ngủ.

Molnupiravir sử dụng dễ dàng qua đường uống, điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ uống 2 liều mỗi ngày và duy trì trong 5 ngày ngay tại nhà. Nếu nghiên cứu pha 3 thành công, trong tương lai việc điều trị SARS-CoV-2 sẽ giống như điều trị các loại cúm khác.

Hiện tại, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thành công, FDA của Mỹ sẽ cấp phép cho loại thuốc này. Từ tháng 3 năm ngoái, sau khi phát hiện hàng triệu con chồn bị chết hàng loạt tại trang trại ở Hà Lan và Nauy do một chủng coronavirus, nhóm nghiên cứu đã cho chồn sử dụng thuốc Molnupiravir. Kết quả không phát hiện virus trong các con chồn bị bệnh sau 24 giờ. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển, nâng cấp thuốc Molnupiravir để thử nghiệm trên người.

Ngày 9/7 vừa qua, Phòng thí nghiệm Hetero của Ấn Độ cũng đang xin cơ quan quản lý cấp phép thuốc Molnupiravir để sử dụng trong chương trình khẩn cấp sau khi nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỉ lệ nhập viện và tăng tốc độ hồi phục của bệnh nhân Covid-19 nhẹ.

Thế giới đã ghi nhận 189.624.540 ca nhiễm nCoV và 4.081.030 ca tử vong, tăng lần lượt 484.354 và 6.911, trong khi 171.289.269 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.875.458 ca nhiễm và 624.109 ca tử vong do nCoV, tăng 27.390 ca nhiễm và 255 ca tử vong so với một ngày trước đó.

Hầu hết các bang của Mỹ đều ghi nhận ca nhiễm tăng do biến chủng Delta. Tại 47 bang, tỷ lệ ca mắc mới trong tuần qua cao hơn tuần trước ít nhất 10%, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. 35 bang chứng kiến mức tăng hơn 50%. Tại Arkansas, các bệnh viện "hiện kín chỗ và cứ 10 ngày ca nhiễm lại tăng gấp đôi".

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, nguồn cung vaccine sẵn có cho hầu hết người Mỹ trong nhiều tháng, nhưng vẫn chỉ có 48,3% dân số được tiêm chủng đầy đủ và tỷ lệ tiêm chủng mới đang giảm. Tỷ lệ tiêm giảm 11% so với một tuần trước và chỉ đạt 1/4 tốc độ tiêm chủng hai tháng trước.

Theo thống kê của WHO, ca nhiễm tăng vọt ở châu Âu với trung bình hàng ngày là 115.390 ca, tăng 36% so với tuần trước. Hà Lan tăng 512%, Bỉ tăng 103%, Hy Lạp tăng 97%, Pháp tăng 81% và Italy là 75%.

Riêng châu Á chiếm gần 1/3 ca nhiễm mới trong tuần qua, ghi nhận mức trung bình hàng ngày là 145.840, tăng 28%, chủ yếu ở Ấn Độ với khoảng 44.630 trường hợp hàng ngày, tăng 15%.

Brazil chỉ đứng sau Ấn Độ với 42.960 trường hợp trung bình hàng ngày trong 7 ngày qua, nhưng giảm 15% so với tuần trước. Châu Mỹ Latinh và khu vực Caribe ghi nhận trung bình 109.096 ca mới, giảm 11%.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang