Thuốc giải rượu có thật sự giúp bạn thoát khỏi cơn say?

authorThu Thảo 06:11 30/04/2017

(VietQ.vn) - Thuốc giải rượu được bày bán trên thị trường đã đánh trúng tâm lý của nhiều người muốn uống rượu mà không say. Tuy nhiên, trên thực tế, những sản phẩm này là vô tác dụng.

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, nắm bắt được tâm lý muốn uống rượu bia mà không “xỉn”, một số hãng dược phẩm đã tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm gọi là “viên giải rượu”. Viên giải rượu có hiệu quả như mong muốn không?

Bia, rượu, nước giải khát có gas, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, rượu mạnh đóng chai… là những sản phẩm chứa chủ yếu là ethanol. Độ rượu là tỷ lệ thể tích ethanol trên thể tích dung dịch. Ví dụ: rượu đế 40 độ tức là trong 100ml rượu có 40ml ethanol, 1ml ethanol nặng khoảng 0,79g.

Thuốc giải rượu được bày bán trên thị trường với vô số chủng loại

 Thuốc giải rượu được bày bán trên thị trường với vô số chủng loại

Rượu và quá trình chuyển hóa, đào thải

Về mặt khoa học, rượu là một dung dịch gồm nước và ethanol (trong đó ethanol chiếm từ 1 - 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 - 500). Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù: bia 4 - 8%, rượu vang 8 - 12%, vokda 37 - 45%, rượu nếp tự nấu 30 - 45%, wisky 40 - 50%, brandy 45%...

Khi rượu vào cơ thể, lượng rượu được hấp thu hoàn toàn trực tiếp vào máu 20% ở dạ dày, 80% ở ruột non.

Tốc độ hấp thu vào máu của rượu nhanh hay chậm, tùy thuộc vào dạ dày đầy hay đang trống, khi đói thì tốc độ hấp thu của rượu càng nhanh hơn, làm người ta mau say hơn lúc no bụng. Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào cơ thể, có thể vượt qua nhau thai, tìm thấy trong cịch não tủy và tích tụ ở não.

Vì vậy, có thể xác định nồng độ rượu trong bất cứ dịch sinh lý nào (nước tiểu, máu, dịch não tủy, hơi thở…). Quá trình đào thải chủ yếu qua chuyển hóa qua gan (khoảng 90%), còn lại được đào thải qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở…

Thực hư công dụng của thuốc giải rượu

Không có loại thần dược nào có thể giải rượu

 Không có loại thần dược nào có thể giải rượu

Báo Gia đình và Xã hội cho biết, hiện nay, trên hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc được giới thiệu là viên “giải rượu” thường có thành phần chủ yếu gồm đường glucose, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. Thực chất, đây là các chất hỗ trợ dạng thực phẩm chức năng giúp làm nhanh quá trình chuyển hóa rượu. Chưa có tài liệu dược học nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái "xỉn".

Trong y học, một loại thuốc có tác dụng ngược lại với loại khác được gọi là chất đối kháng, giải độc (antidote). Ví dụ đối kháng với các axít là các chất kiềm, chất đối kháng, chất giải độc với thuốc trừ sâu phospho hữu cơ là atropin và PAM, chất giải độc với kim loại nặng là EDTA và BAL, và chất đối kháng với ethanol là tinh chất cafein chiết từ hạt cà phê. Nhưng tác dụng của cafein cũng hạn chế, và thuốc chỉ dùng ở các cơ sở y tế chứ không thể dùng tràn lan tại nhà.

Khi uống nhiều rượu thường xuất hiện trạng thái đau đầu, cho nên người uống nhiều rượu thường dùng thêm các chế phẩm có aspirin, paracetamol, kháng viêm không csteroid... Điều này càng làm ảnh hưởng xấu thêm cho chức năng gan. Khi phối hợp các thuốc này với rượu sẽ làm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu nồng độ paracetamol trong máu cao, vượt quá khả năng khử độc của gan gây hoại tử tế bào gan hàng loạt, gây ra biểu hiện viêm gan cấp. Ngoài ra, người uống nhiều rượu còn dùng một số loại thuốc tráng dạ dày để uống rượu cho lâu say như phosphalugel, kremil-s, maalox... Thực chất những thuốc này chỉ làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu thôi chứ không phải những thuốc này bao hết đường tiêu hóa để rượu không hấp thu được vào máu.

Như vậy, không có một “thần dược” nào giúp cho con người uống rượu không say. Uống thuốc giải rượu để tăng “đô” khi đi nhậu chỉ chuốc họa vào thân. Có những trường hợp được ghi nhận là suýt mất mạng vì tưởng mình có thuốc giải rượu nên cứ uống. Chưa nói đến sự nguy hiểm khi gặp phải rượu giả.

Những cách làm chậm, giảm say

Giảm tốc độ hấp thu rượu vào máu bằng thức ăn. Rượu hấp thu nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ trống của dạ dày. Càng đói thì tốc độ hấp thu của rượu càng nhanh hơn, làm mau say hơn lúc no bụng. Do đó, ăn nhanh trước khi uống, “đổ bê tông”, nhất là thức ăn có dầu mỡ, sẽ làm tăng lượng enzyme chuyển hóa và giảm hấp rượu nên làm chậm say hơn.

Việc giảm tốc độ uống để cho gan kịp chuyển hóa rượu. Người miền Tây uống rượu từ sáng đến tối, nhưng uống xoay chừng rượu nhẹ , ly nhỏ, “chữa lửa” với nhiều trà đá nên cũng…lâu say hơn.

Tăng lượng rượu thoát ra theo đường hô hấp: Thường khoảng 10% rượu được thở ra ngoài. Thở sâu, ca hát, nói nhiều... cũng làm giảm nồng độ cồn trong máu.

Dùng những món ăn giúp làm chậm nhu động ruột, làm giảm tốc độ hấp thu như canh chua, cay, dưa muối, nước chanh..

Một số loại thuốc dạng keo tráng dạ dày để uống rượu cho lâu say như phosphalugel, kremil-s, maalox... cũng ít nhiều làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.

Bỏng nặng vì vòng tay thông minh phát nổ(VietQ.vn) - New York Post đăng tải thông tin chiếc vòng tay thông minh Fitbit Flex 2 phát nổ chỉ sau 2 tuần sử dụng – đây được cho là chiếc vòng thông minh đầu tiên nổ sau hàng loạt vụ bê bối của Samsung Galaxy Note 7, iPhone 7.

Thu Thảo (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang