Thuốc trị cúm có thực sự chữa được cúm?

author 14:50 14/04/2014

(VietQ.vn) - Theo giáo sư y học chuyên kiểm chứng thuốc tại trường đại học Oxford, đồng thời là thành viên trong nhóm nghiên cứu, ông Carl Heneghan nhận định: “Không một loại thuốc nào đáng tin dùng để ngăn chặn đại dịch cúm”.

Chính phủ Anh đã lãng phí khoảng nửa tỉ bảng tiền y tế để dự trữ hai loại thuốc chống cúm chưa được kiểm nghiệm có tác dụng ngăn chặn cúm lây lan và hạn chế bệnh nặng, theo thông tin của nhóm khoa học phân tích đầy đủ các thử nghiệm lâm sàng sau bốn năm cho biết.

Thuốc chống cúm gây nhiều tác dụng phụThuốc trị cúm gây nhiều tác dụng phụ

Họ còn phát hiện thấy tác dụng phụ trong trường hợp uống thuốc phòng cúm gây rối loạn tâm thần và thận. “Không một loại thuốc nào đáng tin dùng để ngăn chặn đại dịch cúm”, giáo sư y học chuyên kiểm chứng thuốc tại trường đại học Oxford, đồng thời là thành viên trong nhóm nghiên cứu, ông Carl Heneghan cho biết. Hiện nay, họ đang kêu gọi WHO cân nhắc kiến nghị này.

Cuộc chiến không mệt mỏi với các công ty dược nhằm kiểm định dữ liệu thực tế dùng trong các thử nghiệm, chứ không chỉ nhìn vào những báo cáo khoa học do các công ty tài trợ chọn lọc và công bố trên tạp chí y khoa, cuối cùng đã có kết quả. 

Nhóm nghiên cứu và tạp chí y học Anh luôn ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm yêu cầu các công ty thuốc cũng như nhà quản lí phải minh bạch hơn về cả tác hại lẫn công dụng của thuốc. Trong khi EU đang bổ sung những điều lệ mới nhằm đảm bảo tất cả kết quả thử nghiệm thuốc trong tương lai đều được công bố đầy đủ, thì nhiều dữ liệu liên quan đến tác dụng và an toàn của thuốc vẫn còn là ẩn số.

Tiến sĩ Godlee cho biết: “Quyết định mua và sử dụng thuốc, đặc biệt với khối lượng lớn, cần phải có bằng chứng xác thực đầy đủ.” Chúng ta cần có sự cam kết của các tổ chức và công ty dược trong việc công khai thông tin về thuốc trong vòng 20 năm trờ lại đây. Nếu không, thế giới sẽ phải đối mặt với một đại dịch tiềm ẩn, và liệu ta có đủ khả năng để ngăn chặn nó?

Hai trong số những thành viên của nhóm Cochrance, Heneghan và tiến sĩ Tom Jefferson phủ nhận việc đổ lỗi hoàn toàn cho các công ty dược, tập đoàn dược phẩm GSK cuối cùng cũng đồng ý bàn giao các dữ liệu có liên quan đến bệnh Relenza vô điều kiện vào năm ngoái, còn nhà sản xuất thuốc Tamiflu cũng công khai thông tin vài tháng sau đó. Cơ quan y tế Châu Âu có quy định cho các loại thuốc trong khu vực và cấp giấy phép hoạt động đối với thuốc đạt tiêu chuẩn “có căn cứ đầy đủ về mặt pháp lý”, tuy nhiên dữ liệu họ công khai cũng chỉ chiếm một phần nhỏ. 

Nhìn chung, mặc dù Tamiflu có tác dụng cắt cúm nhẹ ở người lớn, nhưng kém hiệu quả đối với trẻ em và chưa thuốc nào chữa được bệnh hen suyễn của trẻ- nhóm người mắc cúm có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Không có bằng chứng nào cho thấy lượng bệnh nhân nhập viện, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai ở người lớn hoặc trẻ em có xu hướng giảm. Các báo cáo thực nghiệm không đáng tin cậy vì nhiều trường hợp viêm phổi được ghi nhận chỉ do bệnh nhân nói ra mà không phải kết quả điều tra thực nghiệm.

Thuốc trị cúm còn nhiều vấn đề cần làm rõ
Thuốc  trị cúm còn nhiều vấn đề cần làm rõ

Nhóm nghiên cứu Cochrance phát hiện ra rằng, thuốc trị cúm còn có thể gây hại. Một số bệnh nhân dùng thuốc Tamiflu có triệu chứng nôn mửa. Khi dùng thuốc để chữa cúm, đôi khi người dùng lại bị đau đầu, mắc vấn đề về thận và tâm thần. Bên cạnh đó, báo cáo không cho thấy nguy cơ gia tăng tác dụng phụ ở cả người lớn và trẻ em khi uống Relenza.

Bộ Y Tế cho biết, họ mong sớm nhận được báo cáo về vấn đề này, tuy nhiên vẫn nhấn mạnh rằng dự trữ thuốc cúm là hết sức quan trọng.

Một phát ngôn viên cho biết: “Tổ chức Y Tế Thế Giới công nhận Anh là một trong những nước chuẩn bị tốt nhất việc phòng ngừa nguy cơ đại dịch tiềm ẩn trên toàn cầu. Thuốc chống vi rút là một phần quan trọng trong kho dự trữ của chúng tôi. Tamiflu được cấp phép sử dụng trên toàn cầu có công dụng trị cúm theo mùa, đồng thời được chứng nhận là thuốc an toàn, hiệu quả và chất lượng.”

Một số chuyên gia khác lại cho rằng, không có bằng chứng cụ thể không đồng nghĩa với việc thuốc không chữa được bệnh. Giáo sư Wendy Barclay, nhà vi rut học chuyên ngành cúm tại trường Imperial College London cho rằng, không phải mọi loại thuốc đều giúp bệnh nhân ngăn chặn bệnh tật và sớm phục hồi.

“Sẽ rất khủng khiếp nếu cố gắng thử nghiêm lâm sàng cho kết quả ngược lại việc bác sĩ sử dụng các loại thuốc chống cúm hiệu quả hiện nay “, Barclay cho biết.

Roche cho rằng, về cơ bản viêc xem xét và nhận định thuốc là một phương pháp trị liệu quan trọng đối với bệnh nhân cúm lại không đồng nhất. Gám đốc y tế Anh tiến sĩ Daniel Thurley cho biết: “Những phương thức báo cáo thường không rõ ràng và phù hợp, thêm nữa những kết luận của họ có tác động nghiêm trọng đến y tế công cộng. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc sử dụng Tamiflu trong việc điều trị và phòng ngừa cúm.” Nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Lancet cho thấy, 30.000 bệnh nhân sử dụng Tamiflu trong đại dịch cúm heo còn sống sót.

Tập đoàn dược phẩm GSK cam kết sẽ cung cấp các thông tin về thuốc cách minh bạch hơn. Phát ngôn viên cũng cho hay: “Chúng tôi vẫn tin các dữ liệu từ chương trình hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng của Relenza về tác dụng của thuốc, đồng thời nếu sử dụng thuốc phù hợp, đúng đối tượng thì cúm sẽ bị đẩy lùi.”

Linh Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang