Thủy điện Sông Tranh 2 “yếu” khâu khảo sát?

author 16:41 22/10/2012

(VietQ.vn) - Trong thời gian qua, những sự cố liên quan đến Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 đã thu hút sự chú ý của dư luận. Chất lượng Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Vũ Trọng Hồng – Chủ tịch Hiệp hội Thủy lợi Việt Nam về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật cần có cho một nhà máy thủy điện.

Theo GS Hồng, khi xây dựng một hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện cần tính toán chi tiết. Ngoài tích nước cho thủy điện cần có cả vấn đề tưới, vấn đề cấp nước, vấn đề môi trường…

Theo ông người ta chia làm những bước thiết kế sau :

Đầu tiên, bước thiết kế sơ bộ để xác định xem là thủy điện của anh là ở cái vị trí nào trong hồ chứa. Như thủy điện Sông Tranhchỉ xác định thủy điện là chính không có vấn đề tưới và vấn đề môi trường.

Sau khi xác định được rồi thì người ta thiết kế loại thủy điện loại nào. Thí dụ như thủy điện sau đập Sơn La, thủy điện đường ống như Đa Nhim…

GS.TS Vũ Trọng Hồng – Chủ tịch Hiệp hội Thủy lợi Việt Nam
GS.TS Vũ Trọng Hồng – Chủ tịch Hiệp hội Thủy lợi Việt Nam

Sau đó, mới sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật mà lúc đó chúng ta được biết mới chi tiết hơn. Trong Luật Xây dựng người ta gọi là luật thiết kế bản vẽ, còn thi công mở đầu là thiết kế sơ bộ,

Bước tiếp theo là thiết kế kỹ thuật. Nếu nói quy trình như vậy là quá chặt chẽ, tại sao công trình của chúng ta bây giờ người ta cứ kêu là mất an toàn?

Gần đây nhất là Thủy điện Sông Tranh 2, và đặc biệt thủy điện ĐăkRông 3 bị vỡ theo Gs Hồng là có vấn đề ở khâu thiết kế không nghiêm ngặt, cộng với cơ quan quản lí không chặt.

Ông Hồng cho rằng, thiết kế 1 hệ thống thủy điện bao giờ cũng phải phải đánh giá được tác động môi trường như rừng bị tàn phá, đất bị chiếm , khi làm hồ chứa thì nước lại dâng lên ở thượng lưu làm đất bị nhão ra và công trình bị sình lầy ảnh hưởng đến hoa màu của dân như thế nào…?

Trong Luật Xây dựng quy định nước, hệ thống nằm ở vùng có động đất thì phải kiểm tra kỹ. Công trình nào người ta cũng tính cấp động đất. Nếu ở vùng động đất thì phải khảo sát tiếp là tâm động đất nằm ở đâu và khoảng cách nguy hiểm của nó là bao nhiêu… đây là cái thiếu của thủy điện Sông Tranh 2.

Do đó, nếu khâu khảo sát mà không đến nơi, đến chốn thì tác hại khôn lường. Ông Hồng cho rằng “ Nếu như công trình hư hỏng nếu như đổ vỡ hay tràn vỡ là 70% lỗi của thiết kế còn lại 30% của thi công …”

Cũng theo GS.TS Vũ Trọng Hồng thì hiện nay chúng ta thiếu những chuyên gia bậc thầy, chúng ta phải cố gắng đào tạo.Trong Nghị quyết TW nghiên cứu về quy hoạch cấp chiến lược cũng nên nghiên cứu về quy hoạch “chuyên gia đầu ngành”. Ông Hồng cho biết, thủy lợi là khó và dạy thủy lợi không nên dạy đại học mà phải dạy từ Thạc Sĩ, còn đại học phải biết xây nhà mới được làm đập thủy lợi . Việc có được những chuyên gia đầu ngành sẽ giúp hẳn cho việc an toàn …

Thành Long

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang