Thủy phi cơ AG-600 'khủng' nhất hành tinh nguy hiểm thế nào?

author 19:10 23/02/2017

(VietQ.vn) - Theo dự kiến thủy phi cơ AG- 600 do Trung Quốc chế tạo sẽ được ra mắt vào tháng 7 tới. Theo các nhà phân tích quân sự, đây là chiếc máy bay lội nước lớn nhất thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo báo VnExpress, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) lên kế hoạch thử nghiệm mẫu thủy phi cơ AG-600 mới nhất của nước này trước tháng 7.

Kể từ khi ra mắt tại triển lãm hàng không Chu Hải vào cuối tháng 10/2016, thủy phi cơ AG-600 đã hoàn thành các bài kiểm tra chất lượng dưới mặt đất như khả năng hoạt động của hệ thống điện tử, hệ thống kiểm soát môi trường và điều khiển bay.

Theo các nhà phân tích quân sự, thủy phi cơ AG600 là chiếc máy bay lớn nhất thế giới, có trọng lượng cất cánh 53,5 tấn, hút được 12 tấn nước trong vòng 20 giây để phục vụ mục đích chữa cháy rừng cũng như thực hiện nhiệm vụ cứu hộ trên biển.

Thủy phi cơ AG600 là chiếc máy bay lớn nhất thế giới do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Thanh Niên

Thủy phi cơ AG600 là chiếc máy bay lớn nhất thế giới do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Thanh Niên 

AVIC cho biết, Trung Quốc đang đầu tư phát triển ngành công nghiệp hàng không nhằm giảm sự phụ thuộc vào các ông lớn nước ngoài như Airbus hay Boeing. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá Trung Quốc có thể phải mất nhiều năm mới có thể bắt kịp được thế giới về công nghệ hàng không.

Thủy phi cơ AG-600, có tầm bay tối đa 4.500 km, sẽ được dùng để thực hiện các sứ mạng chữa cháy rừng (hút được 12 tấn nước trong 20 giây) và cứu hộ trên biển, Tân Hoa xã cho hay. Với kích thước gần bằng máy bay Boeing 737, AG-600 lớn hơn bất kỳ loại máy bay nào được thiết kế để cất cánh và hạ cánh trên biển, phó tổng giám đốc AVIC Geng Ruguang nói.

Vũ khí S-500 tối tân của Nga làm đối thủ như 'ngồi trên đống lửa'(VietQ.vn) - Hệ thống tên lửa phòng không S-500 là một phiên bản nâng cấp của S-400 sẽ được triển khai vào năm 2020. Với uy lực vượt trội S-500 đang khiến đối thủ đứng ngồi không yên.

Sải cánh của thủy phi cơ AG-600 nhỏ hơn so với chiếc H-4 Hercules của Mỹ, được mệnh danh là thủy phi cơ lớn nhất thế giới được phát triển trong thập niên 1940, dùng để chở lính lực lượng đồng minh. Nhưng H-4 Hercules chỉ thực hiện một chuyến bay duy nhất vào năm 1947.

Báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Tân Hoa xã cho biết thêm. Thủy phi cơ AG-600, phục vụ thị thường nội địa, sẽ “rất có ích trong việc phát triển và khai thác tài nguyên biển, giúp theo dõi môi trường, thăm dò và vận chuyển tài nguyên biển”.

Thủy phi cơ AG-600 cũng có thể giúp Trung Quốc tăng cường năng lực tiến hành nhiều hoạt động ở Biển Đông, đồng thời xây các đường băng, cùng cơ sở hạ tầng có thể phục vụ mục đích dân sự lẫn quân sự trên những đảo nhân tạo.

Thủy phi cơ AG-600 cũng có thể giúp Trung Quốc tăng cường năng lực tiến hành nhiều hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Kiến Thức

Thủy phi cơ AG-600 cũng có thể giúp Trung Quốc tăng cường năng lực tiến hành nhiều hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Kiến Thức 

Theo Tân Hoa xã, AVIC đã nhận được 17 đơn đặt hàng thủy phi cơ AG-600. Trung Quốc nỗ lực phát triển ngành công nghiệp hàng không nội địa để tránh phụ thuộc và thậm chí thách thức những hãng hàng không lớn trên thế giới, chẳng hạn hãng Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ, nhưng các nhà phân tích nhận định Bắc Kinh còn sẽ phải mất nhiều năm nữa.

Theo AFP, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc có nhiều bước tiến đáng kể trong năm 2015. Vào tháng 6/2015, máy bay ARJ21 do Trung Quốc sản xuất lần đầu tiên thực hiện thành công chuyến bay nội địa cho hãng hàng không Chengdu Airlines (Trung Quốc).

Được biết, máy bay chở hành khách thân hẹp đầu tiên do Trung Quốc sản xuất là chiếc C919 đã được đưa vào sử dụng vào tháng 11.2015. Vào đầu tháng 7.2016, quân đội Trung Quốc bắt đầu sử dụng máy bay vận tải quân sự hạng nặng nội địa Y-20.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang