Thu giữ lượng lớn ti vi màn hình phẳng, loa vi tính không rõ nguồn gốc xuất xứ

author 16:03 07/12/2018

(VietQ.vn) - Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị này vừa phát hiện và thu giữ ti vi, loa vi tính... không có nguồn gốc xuất xứ.

Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát tại Km15+400, Quốc lộ 1A thuộc xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Trạm Cảnh sát Giao thông Quốc lộ 1A kiểm tra xe ô tô Biển kiểm soát 50LD – 06810 chạy hướng thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội.

 Công an tỉnh Ninh Bình tiến hành lập biên bản và thu giữ toàn số hàng hóa gồm ti vi, loa vi tính...

 Công an tỉnh Ninh Bình tiến hành lập biên bản và thu giữ toàn số hàng hóa gồm ti vi, loa vi tính...

Sau khi cho dừng xe kiểm tra, cơ quan chức năng đã xác định, tài xế là do Trần Thi Lương, sinh năm 1982, trú tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị điều khiển.

Kiểm tra tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện có hơn 100 chiếc ti vi màn hình phẳng các loại mang nhãn hiệu Sony, Samsung, LG, Asanzo; 15 bộ loa vi tính, 60 bộ thu phát Wifi và 50 thùng thức ăn chăn nuôi.

Làm việc với cơ quan công an, lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Bước đầu, ước tính tổng giá trị hàng hóa khoảng 1,8 tỷ đồng.

Hiện Phòng Cảnh Kinh tế Công an Ninh Bình đang phối hợp với lực lượng chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ 389 QG - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa ký văn bản gửi BCĐ 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Thời gian qua tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra trên địa bàn cả nước có chiều hướng gia tăng, nhiều vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với quy mô lớn, có hệ thống nhưng chưa được phát hiện kịp thời và xử lý một cách triệt để.

Trước tình hình trên ngày 12 tháng 10 năm 2018, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường công tác đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường (Thông báo số 410/TB-VPCP ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ).

Để thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ,  Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với công đồng dân cư, người tiêu dùng trong việc nhận thức rõ tác hại của việc mua bán, tiêu dùng hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ động phát hiện, tố cáo các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường nhằm kịp thời phát hiện, xử lý  đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt trong thời gian trước, trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi (2019). Tập trung phát hiện, xử lý những đường dây, ổ nhóm sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng với quy mô lớn, đặc biệt đối với nhóm hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe như: thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh.

Chủ động rà soát các văn bản quy định pháp luật về hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên còn thiếu hoặc sơ hở để  đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai các nội dung chỉ đạo trên, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo.

Theo 389 Quốc gia

 

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang