Tiêm kích F-35 'siêu đắt, siêu nhanh' của quân đội Mỹ

author 15:54 08/09/2015

(VietQ.vn) - Siêu tiêm kích F-35 là loại máy bay đa năng, có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và cả nhiệm vụ trinh sát. Tuy nhiên, giá thành và chi phí duy trì một tổ hợp siêu tiêm kích F-35 thì lại không hề rẻ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tiêm kích F-35 được phát triển từ mẫu thử nghiệm công nghệ X-35 dành cho nhiệm vụ: Yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu chiếm ưu thế trên không. Đây được xem như là giải pháp trang bị cho đồng minh Mỹ máy bay tiên tiến, thay cho việc phải xuất khẩu tiêm kích F-22.

F-35 được phát triển với 3 biến thể chính (mẫu F-35A, F-35B và F35-C), chủ yếu là phù hợp với phương án cất hạ cánh trên đường băng thường, hay trên hạm tàu. Tiêm kích F-35 được thiết kế và chế tạo tại nhà máy của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas. F-35 là loại máy bay đa nhiệm, có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và cả nhiệm vụ do thám. Về tính năng, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường, F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.

Siêu tiêm kích F-35A là phiên bản nhỏ nhẹ nhất

Siêu tiêm kích F-35A là phiên bản nhỏ nhẹ nhất 

F-35 được gọi là máy bay tấn công tàng hình siêu việt với khả năng tránh được rađa. F-35 có khả năng bay với tốc độ siêu âm và được trang bị phần mềm tinh vi. Các phiên bản của F-35 đều được gắn hệ thống camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái. Và một trong những công nghệ có thể giúp F-35 có thể thống trị bầu trời và là nỗi khiếp sợ của bất kỳ đội quân nào chính là khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Chiếc F-35A đỗ tại căn cứ không quân Edwards ở California, là phiên bản nhỏ nhất, nhẹ nhất và là mẫu duy nhất được trang bị pháo GAU-12/U gắn trong thân. Khẩu pháo 25mm này được phát triển từ pháo M61 Vulcan 20mm trang bị trên các loại máy bay chiến đấu của không quân Mỹ từ thời F-104 Starfighter còn hoạt động và cũng được lắp đặt trên phi cơ AV-8B Harrier II của lực lượng thủy quân lục chiến. F-35A không chỉ vượt trội ở tính cơ động, phản ứng nhanh mà còn thể hiện sự đột phá ở khả năng tàng hình, tầm bay và tải trọng.

Tiêm kích F-35B có khả nưng cất, hạ cánh theo phương thẳng đứng

Tiêm kích F-35B có khả nưng cất, hạ cánh theo phương thẳng đứng

F-35B có kích thước tương đương mẫu F-35A, tuy nhiên biến thể này hy sinh khoảng 1/3 lượng nhiên liệu mang theo để dành cho hệ thống bay thẳng đứng. Động cơ LiftSystem, do Lockheed Martin sáng chế và được phát triển bởi Rolls-Royce, nằm dọc phía trước động cơ chính là bộ phận tạo ra lực nâng, cho phép máy bay cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Phiên bản F-35B là chiến đấu cơ đắt nhất và cũng là phiên bản được chú ý nhất trong 3 mẫu F-35.

Phiên bản siêu tiêm kích F-35C được chế tạo dành riêng cho lực lượng hải quân, có cánh lớn hơn các mẫu F-35 khác và phần đầu cánh có thể gấp lại. Tiết diện cánh và phần đuôi lái lớn nhằm giúp phi công dễ dàng điều khiển khi bay ở tốc độ thấp. Bên cạnh đó, hệ thống hạ cánh cũng được nâng cấp chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi đáp trên tàu sân bay. Hải quân Mỹ còn có kế hoạch biến F-35C trở thành một đầu não chỉ huy cho các thiết bị trinh sát và tấn công không người lái (UCLASS).

Tiêm kích F-35C được chế tạo dành riêng cho lực lượng hải quân

Tiêm kích F-35C được chế tạo dành riêng cho lực lượng hải quân

Tuy F-35 được trang bị nhiều công nghệ hiện đại và có thể tác chiến đa năng nhưng giá thành lại không hề rẻ. Dự kiến, chi phí để hoàn thành từ khâu nghiên cứu chế tạo và duy trì hạm đội F-35 là khoảng 1 nghìn tỉ USD. Đây là chương trình đầu tư vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc với số tiền 160 triệu USD/chiếc. Anh là một trong những Chính phủ nước ngoài dự kiến mua F-35 cũng chỉ đặt 8 chiếc so với dự kiến 150 chiếc. Lý do mà Chính phủ Anh đưa ra cho việc này là do chi phí quá đắt. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đã đệ trình lên Quốc hội đề xuất mua về 57 chiếc F-35 với chi phí 11 tỉ USD trong năm tài chính tiếp theo. Ngoài Mỹ và Anh, 7 quốc gia khác tham gia chương trình F-35 gồm Na Uy, Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Đan Mạch và Canada.

Tốc độ sản xuất F-35 dự kiến tăng mạnh trong 5 năm tới. Số lượng máy bay mà Mỹ và các nước đối tác sở hữu được cho là sẽ tăng từ 123 chiếc hiện nay lên 650 chiếc vào năm 2020.

Đinh Ly (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang