Tiêm kích Su-22, ‘chiến binh’ đầu tiên tuần tiễn Trường Sa

author 18:49 19/04/2015

(VietQ.vn) - Hai chiếc tiêm kích Su-22M4 bị rơi trên đảo Phú Quý, Bình Thuận là biến thể hiện đại nhất trong các dòng máy bay Su-22. Loại tiêm kích này đã bắt đầu tuần tiễn Trường Sa từ năm 1988.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tiêm kích Su-22 là máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc từ năm 1988. Máy bay có tính năng đặc biệt với công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép tăng tốc nhanh chóng. Hiện tại Trung đoàn 921 được trang bị 3 loại máy bay chính là Su-22M, Su-22M3 và Su22-M4.

Tính năng chính của Su-22 là tiêm kích bom, nhưng các phiên bản trong biên chế không quân Việt Nam đang được sử dụng cho nhiệm vụ tiêm kích phòng không, máy bay có thể mang 4 tấn bom với thời gian hoạt động nhiều giờ đồng hồ, bán kính hoạt động khoảng 600km.

Hiện tại Không quân Việt Nam đang có trong biên chế với số lượng lớn các phiên bản Su-22M, Su-22UM3K và Su-22M4, trong đó hiện đại nhất chính là phiên bản M4 được trang bị hệ thống ngắm bắn quang học Klen-54 trong chóp mũi.

Tiêm kích Su-22 là máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa

Tiêm kích Su-22 là máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa

Đặc điểm nhận dạng Su-22M4 là máy bay có 1 cửa lấy khí cho bộ phận làm mát động cơ nằm ở mặt trước, phía trên gốc cánh đứng và thêm 2 vị trí gắn đạn gây nhiễu tên lửa tầm nhiệt và tên lửa dẫn đường radar trên thân máy bay .

Phi hành đoàn điều khiển tiêm kích Su-22 bao gồm 1 người. Chiều dài máy bay là 19,03 m; sải cánh 10,02 m hoặc 13,68 m; chiều cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 12.160 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.430 kg. Máy bay được trang bị 1 động cơ Lyulka AL-21F-3 công suất 76,5 kN và lên tới 109,8 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội cho tốc độ tối đa 1.860 km/h; tầm hoạt động 2.300 km; trần bay 14.200 m.

Trong chủng loại Su-22 thì Su-22M4 là biến thể được nâng cấp với 10 giá treo mang được 4.000 kg vũ khí các loại gồm: Tên lửa không đối không R-60; tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25, Kh-29; tên lửa chống radar Kh-58; bom có điều khiển; bom và rocket không điều khiển.

Tiêm kích Su-22 chiếm số lượng lớn trong biên chế chiến đấu của không quân Việt Nam

Tiêm kích Su-22 chiếm số lượng lớn trong biên chế chiến đấu của không quân Việt Nam

Trong số các vũ khí được trang bị cho Su-22, tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển, có uy lực vô cùng mạnh mẽ. Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.

Ngoài ra, tên lửa Kh-25 cũng là một trong những vũ khí chủ lực của Su-22M4. Kh-25ML là một trong những biến thể chính của dòng tên lửa không đối đất tầm ngắn, hạng nhẹ Kh-25 (NATO định danh là AS-10 Kerry) do Cục thiết kế Zvezda-Strela nghiên cứu phát triển từ những năm 1960 và được sản xuất cho tới tận ngày nay. Đây là loại tên lửa điều khiển chiến thuật, được dẫn đường bằng đầu tự dẫn laser bán chủ động, chuyên tấn công các mục tiêu chiến thuật có kích thước nhỏ.

Đinh Ly (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang