Vũ khí tiêm kích tàng hình lợi hại nhất của Trung Quốc

author 11:38 20/10/2016

(VietQ.vn) - Tiêm kích tàng hình J-20 là vũ khí của Trung Quốc có thể sánh ngang với tiêm kích F-22 hàng đầu của Mỹ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tiêm kích tàng hình J-20 là tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ thứ 5 do tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô nghiên cứu, sản xuất cho không quân Trung Quốc với hy vọng thu hẹp khoảng cách về sức mạnh quân sự với Mỹ, thông tin trên VNE.

J-20 được thử nghiệm lần đầu ngay trước chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates năm 2011. Dựa trên những hình ảnh đầu tiên của chiếc J-20, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã đạt tiến bộ lớn hơn mong đợi trong việc chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ 5.

Về thiết kế, J-20 có hình dáng lai ghép, kết hợp những nét đặc trưng của máy bay Nga và Mỹ. Phần đầu của máy bay được cho là giống với tiêm kích F-22 của Mỹ, còn phần sau lại có thiết kế kiểu "vịt" giống hệt dự án máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga vốn không được sản xuất hàng loạt, trong khi các họng hút khí có lẽ được sao chép từ F-35.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc. Ảnh: VNE

Về kết cấu thân máy bay, ban đầu nhiều thông tin khẳng định máy bay tàng hình J-20 sử dụng loại vật liệu tàng hình được phát triển dựa trên vật liệu của chiếc F-117 Mỹ bị bắn rơi ở Kosovo năm 1999.

Về động cơ, mặc dù các kỹ sư Trung Quốc tuyên bố đang phát triển động cơ mới là WS-10 để trang bị cho J-20, các chuyên gia Aviations militaires khẳng định chiến đấu cơ này vẫn sử dụng hai động cơ AL-31 dành cho các tiêm kích thế hệ 4 của Nga. Bởi loại động cơ nội địa của Bắc Kinh đang gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng trong quá trình phát triển và vận hành thực tiễn.

Trong trường hợp sử dụng được động cơ tự sản xuất, để đạt được vận tốc siêu thanh, J-20 vẫn phải sử dụng đến bộ đốt tăng lực, và bộ phận này sẽ làm vô hiệu hóa khả năng tàng hình của máy bay, yếu tố sống còn để bảo vệ phi cơ trước các hệ thống radar phòng không hiện đại của đối phương.

Tàu ngầm lớp Type 212 Đức - 'Sát thủ dưới mặt nước' đáng sợ nhất thế giới (VietQ.vn) - Tàu ngầm lớp Type 212 của Đức được coi là siêu tàu ngầm điện-diesel tối tân nhất hiện nay với tải trọng choán nước lặn đạt 1.830 tấn.

Zing News đưa tin, theo nhà phân tích quốc phòng Dave Majumdar nhận định, đối thủ lớn nhất của F-22 ở châu Á – Thái Bình Dương là tiêm kích tàng hình J-20 Mighty Dragon (Rồng dũng mãnh) của Trung Quốc. Trong một kịch bản không chiến nếu có giữa 2 chiến đấu cơ này, Chim ăn thịt và Rồng dũng mãnh, máy bay nào sẽ giành chiến thắng?

Trung Quốc công bố rất ít thông tin về J-20, thậm chí nó có thể không phải là một chiến đấu cơ theo khái niệm truyền thống. Máy bay này có thể được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ tấn công vào khả năng triển khai sức mạnh của Mỹ ở tây Thái Bình Dương, đó là một phần trong chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực của Trung Quốc.

Nó cũng có thể cấu hình cho nhiệm vụ hỗ trợ tiếp nhiên liệu, chỉ huy trên không, tình báo giám sát, thậm chí mang tên lửa hành trình tầm xa để tấn công tàu sân bay Mỹ.

Vai trò chính của J-20 có thể là tấn công mặt đất kết hợp với khả năng không đối không mạnh mẽ. Tương tự như F-35, mẫu thử nghiệm mới nhất của J-20 được trang bị hệ thống nhắm mục tiêu quang điện tử dưới mũi. Hệ thống EOTS-89 do Công ty khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc chế tạo. Nếu J-20 là máy bay chiếm ưu thế trên không, nó sẽ không cần đến loại cảm biến này.

Tiêm kích tàng hình J-20 có thể so sánh với tiêm kích F-22 Mỹ.

Tiêm kích tàng hình J-20 có thể so sánh với tiêm kích F-22 Mỹ. Ảnh: Zing News/Asian Defence

Nhiều khả năng, tiêm kích Trung Quốc sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA), radar Type 1475 được cho là đang thử nghiệm trên máy bay Tu-204. Tuy nhiên, người ta không thể xác nhận thông tin về dự án. Việc Trung Quốc muốn mua Su-35 của Nga dường như để khai thác công nghệ radar và động cơ, ông Majumdar nhận định.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc chế tạo động cơ phản lực đủ mạnh cho máy bay thực hiện vai trò nắm ưu thế không chiến. Bắc Kinh vẫn đang vật lộn với quá trình hoàn thiện động cơ WS-10 sản xuất trong nước. Tuy nhiên, một máy bay tấn công mặt đất không cần đến động cơ quá mạnh, do đó, động cơ AL-31F do Nga sản xuất có thể đủ mục đích của Trung Quốc.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang