Tiếp tục ứng cứu Syria, Nga quyết 'đối đầu' với mọi đối thủ bằng tên lửa 'thần chết'

author 16:05 03/06/2018

(VietQ.vn) - Để tiếp tục hỗ trợ Syria thoát khỏi các cuộc tấn công từ nhiều phía, Nga đã điều chiến hạm hộ vệ Vyshniy Volochok. Đây là vũ khí sở hữu hàng loạt tên lửa cực mạnh trong đó phải kể tới tên lửa Kalibr.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Ngay sau khi gấp rút tàu tên lửa Đô đốc Grigorovich khỏi Syria, để lấp lỗ hổng hòng phòng thủ các cuộc tấn công vào nước này Nga tiếp tục điều chiến hạm hộ vệ Vyshniy Volochok thuộc lớp Buyan-M sang chiến trường Syria. Đây được coi là nỗ lực nhằm gia tăng sự hiện diện thường trực của hải quân Nga ở vùng biển Địa Trung Hải ngoài khơi Syria, nơi Nga có các căn cứ quan trọng gồm Hmeymim và Tartus.

Xác nhận thông tin này, chuẩn đô đốc Viktor Liin, tham mưu trưởng Hạm đội Biển Đen Nga, ngày 1/6 cho biết tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Vyshniy Volochok thuộc lớp Buyan-M sẽ rời cảng thực hiện nhiệm vụ để sang chiến trường Syria. Đây được coi là nỗ lực nhằm gia tăng sự hiện diện thường trực của hải quân Nga ở vùng biển Địa Trung Hải ngoài khơi Syria, nơi Nga có các căn cứ quan trọng gồm Hmeymim và Tartus.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ điều các tàu mang tên lửa hành trình Kalibr đến hiện diện thường trực ở Địa Trung Hải để chống lại các mối đe dọa khủng bố ở Syria và Trung Đông.

 Chiến hạm sở hữu tên lửa Kalibr của Nga được điều sang Syria. Ảnh: ANTĐ

 Chiến hạm sở hữu tên lửa Kalibr của Nga được điều sang Syria. Ảnh: ANTĐ

Vyshniy Volochok là tàu hộ vệ tên lửa thứ 6 trong Đề án 21361 Buyan-M của hải quân Nga và là chiếc duy nhất thuộc loại này được biên chế cho Hạm đội Biển Đen. Tàu có lượng giãn nước 949 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ (hơn 46 km/h). 

Tàu Buyan-M thuộc dự án 21631, đây là biến thể nâng cấp sâu của tàu pháo tuần tra Buyan thuộc dự án 21630.  Ngoài số vũ khí khủng chúng mang theo có khả năng phòng không, tấn công chiến hạm, và cả tấn công mặt đất, tàu còn được thiết kế đặc biệt với hình dáng khí động học và lớp sơn hấp thụ sóng để tránh radar tìm kiếm của đối phương.

Hệ thống điện tử trên tàu cũng thuộc loại tối tân nhất của Nga hiện nay khi chúng trang bị nhiều loại radar để trinh sát và tìm kiếm mục tiêu cả trên biển lẫn trên không.

Năng lực của những chiến hạm Buyan-M đã thể hiện xuất sắc qua thực chiến khi phóng những tên lửa hành trình diệt phiến quân khủng bố IS. Trọng lượng choán nước của Buyan-M chỉ 949 tấn, chiều dài 74 mét, chiều rộng 11 mét, mớn nước chỉ vẻn vẹn 2,6 mét.

Tốc độ tối đa của vũ khí này là 25 hải lý, thủy thủ đoàn chỉ hơn 30 người. Hệ thống pháo phòng không cực nhanh AK-630 phiên bản nòng đôi cho tốc độ bắn lên tới 10.000 viên một phút.

Trong đó 2 bệ phóng tên lửa phòng không Komar sử dụng tên lửa phòng không tầm ngắn Igla lắp đặt ở phía trước và sau thượng tầng của tàu. Năng lực phòng không của tàu Buyan-M chỉ đủ phòng thủ trong những trường hợp cần thiết.

Ngoài ra tàu được trang bị 1 pháo hạm A-190-01 cỡ nòng 100mm với thiết kế tàng hình. Đây là một trong số những pháo hạm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Không để đối phương vượt mặt, Mỹ toan tính 'hồi sinh' vũ khí 'bóng ma'(VietQ.vn) - Máy bay Lockheed F-117A là vũ khí quân sự được mệnh danh là 'Chim ưng đêm' của Mỹ có khả năng tàng hình hoàn toàn và xuyên thủng mọi hệ thống phòng không đối phương.

Vũ khí làm nên thương hiệu của tàu chính là tên lửa hành trình tầm xa Kalibr với tầm bắn 2.000 km. Mỗi tàu Buyan-M mang theo 8 tên lửa hành trình cực mạnh này. Kalibr là tên lửa hành trình tầm xa được Nga phát triển kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Loại vũ khí này đánh dấu sự lớn mạnh của hải quân Nga, giúp họ thoát dần khỏi cái bóng của hải quân Liên Xô ngày nào.

Tên lửa hành trình Kalibr (được NATO định danh là SS-N-30A) là vũ khí tấn công mặt đất dẫn đường chính xác được sử dụng trên các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của hải quân Nga. Tên lửa dài 8,9 mét, có đầu đạn nặng 450kg, có thể bay với tốc độ cận âm Mach 0,8 (980 km/h) và tầm bắn 1.500-2.500 km.

Tên lửa hành trình Kalibr sử dụng các hệ thống dẫn đường bằng định vị vệ tinh Glonass, dẫn đường quán tính và radar chủ động ARGS-14E. Hệ thống dẫn đường phức tạp này giúp tên lửa bay sát mặt đất ở độ cao 50m, tự điều chỉnh đường đi dựa theo địa hình để tránh sự phát hiện của radar đối phương và có thể đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch dưới 3m.

Kalibr bay ở độ cao từ 50 – 150 m, khi đến gần mục tiêu tên lửa hạ độ cao xuống còn 20 m và tấn công với tốc độ siêu âm, điều này khiến việc đánh chặn nó là rất khó khăn.

Quỹ đạo đường bay tên lửa rất phức tạp với sự thay đổi cả về độ cao và hướng bay. Điều đó cho phép nó có thể tiếp cận mục tiêu từ hướng bất ngờ nhất khiến đối thủ trở tay không kịp.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang