Tiết lộ vũ khí chiến lược giúp Nga đánh thắng trong mọi cuộc đối đầu hạt nhân

author 15:55 02/04/2018

(VietQ.vn) - Máy bay Su-57 của Nga tiếp tục được nâng sức mạnh vì trang bị bom chùm thông minh Drel. Theo nhận định của các chuyên gia quân sự thì bom thông minh này có khả năng săn tìm mục tiêu ở độ chính xác cực cao.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Trong một cuộc trò chuyện với giới truyền thông mới đây, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Techmash, ông Alexander Kochkin, Nga đã tiết lộ rằng, nước này sẽ trang bị cho tiêm kích thế hệ 5 Su-57 loại bom chùm thông minh Drel.

Cũng theo vị lãnh đạo này: "Bom chùm thông minh Drel có thể được sử dùng trên tất cả các loại máy bay, từ máy bay ném bom chiến lược tầm xa cho đến máy bay tấn công mặt đất và tương lai vũ khí này sẽ là vũ khí tiêu chuẩn của máy bay Su-57".

Bom chùm thông minh của Nga sẽ được triển khai trên máy bay Su-57. Ảnh: QĐND

Bom chùm thông minh của Nga sẽ được triển khai trên máy bay Su-57. Ảnh: QĐND 

Trước đó, Nga đã tiến hành thử nghiệm thành công loại bom chùm thông minh này. Không quân Nga cho biết, vụ thử nghiệm thành công ngoài mong đợi khi quả bom Drel đã tìm và diệt thành công mục tiêu giả định với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Quả bom chùm định hướng của Nga Drel được bắt đầu phát triển vào những năm 1990, tuy nhiên đến năm 2016, loại bom này mới được thử nghiệm. Có ý kiến ​​cho rằng, việc phát triển bom chùm thông minh Drel bị trì hoãn là do sự chậm trễ của việc ứng dụng hệ thống định vị GLONASS.

Theo những thông tin ban đầu, bom chùm Drel được sản xuất với chiều dài 3,1m, đường kính 0,45m, trọng lượng chiến đấu 540kg. Quả bom này mang bên trong thân tới 15 quả đạn cỡ nhỏ để tăng hiệu quả cũng như số lượng mục tiêu bị tiêu diệt cho mỗi lần không kích.

Điểm đặc biệt của vũ khí này là nó được thiết kế để có thể thực hiện tấn công không phân biệt ngày đêm mà không cần xâm nhập vào khu vực có phòng không của đối phương đang trực chiến bởi Drel có khả năng lượn trên không một quãng đường tới 30km để săn tìm mục tiêu mà vẫn giữ được độ chính xác cực cao.

Ngoài hệ thống định vị vệ tinh, quả bom này còn tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính. Tầm hoạt động tối đa của bom Drel là khoảng 30-50 km, thấp hơn 3 lần so với quả bom chùm chống tăng AGM-154B của Mỹ. Tuy nhiên, quả bom của Nga có những ưu thế riêng của mình bởi được trang bị 15 thành phần chiến đấu tự dẫn hay còn gọi là bom cỡ nhỏ SPBE-K có khả năng xác định mục tiêu.

Vũ khí sở hữu tên lửa ‘sát thần’ Nga sẽ làm tê liệt phiến quân tại Syria(VietQ.vn) - Chiến hạm Dagestan là vũ khí của Nga thuộc lớp Gepard, được trang bị tên lửa Kalibr có khả năng tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu trong nháy mắt.

Trong quá trình được thả rơi, mỗi quả bom cỡ nhỏ SPBE-K quét không gian bằng cảm biến hồng ngoại và radar, tấn công vào điểm yếu của đối phương. Ngoài ra, những quả bom nhỏ SPBE-K của Nga có thể xác định được quân của phe mình và của địch nên có thể được áp dụng trong các trận đấu xe tăng, khi xe tăng của hai bên ở vị trí gần nhau.

Các nhà phát triển bom thông minh Drel cho biết, một quả bom "Máy khoan" có khả năng tiêu diệt 6 xe tăng của đối phương. Theo các chuyên gia, có thể trong tương lai gần các loại bom định hướng khác sẽ được sử dụng và phạm vi hoạt động của những loại bom này sẽ không chỉ giới hạn trong các trận đấu xe tăng.

Chuyên gia quân sự Mikhail Khodarenok nhấn mạnh: "Ưu điểm chính của các loại bom định hướng là chi phí rẻ hơn nhiều so với tên lửa dẫn đường bằng laser, nhưng chúng vẫn có một phạm vi bay tiêu chuẩn và khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác cao. Thêm vào đó, mức giá phải chăng khiến các loại bom định hướng được sử dụng ồ ạt”.

Bom chùm thông minh của Nga sẽ được tích hợp ở nhiều loại máy bay chiến đấu trong tương lai. Ảnh: Kiến thức

 Bom chùm thông minh của Nga cũng sẽ được tích hợp ở nhiều loại máy bay chiến đấu trong tương lai. Ảnh: Kiến thức

Tuy nhiên, các loại bom định hướng vẫn còn một vài điểm thiếu sót. Các tín hiệu dẫn đường vệ tinh có thể dễ dàng bị chế ngự bằng hoạt động tác chiến điện tử. Mặt khác, nếu thay thế các hệ thống dẫn đường cũ bằng các hệ thống dẫn đường cải tiến thì giá của một quả bom định hướng sẽ tăng lên đáng kể. Khi đó, lợi thế của bom định hướng so với tên lửa dẫn đường sẽ không còn. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của các hệ thống phòng không hiện đại đang ngày càng tăng lên. Do vậy, phạm vi tối ưu để áp dụng các quả bom định hướng có thể là các cuộc xung đột có cường độ thấp và trung bình cùng với hoạt động chống khủng bố.

Tuy nhiên, việc sử dụng bom chùm để lại một lượng lớn vật liệu nổ còn sót lại gây nguy hiểm. Hiện tại, các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới coi việc sử dụng bom chùm trong chiến tranh là hành động phi nhân tính và đang vận động cho việc cấm sử dụng loại vũ khí này.

Tháng 5/2008, một hiệp định quốc tế về việc cấm sử dụng bom chùm trong chiến tranh đã được thành lập. Như hiện tại chỉ có 11 nước tham gia vào hiệp định này. Những cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Saudi Arabia và Israel đã từ chối tham gia. Và để tránh sự lên án của các tổ chức nhân quyền quốc tế về việc sử dụng bom chùm, Mỹ hiện đang cân nhắc loại bỏ loại vũ khí này dù chưa tham gia vào hiệp ước không sử dụng loại vũ khí cực nguy hiểm này.

An Dương (T/h)


.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang