EVN lãi khủng nhưng vẫn tăng giá điện vào dịp cuối năm, đâu là lý do?

authorHòa Lê 14:03 03/12/2017

(VietQ.vn) - Trong báo cáo đưa ra thì sản xuất điện có thể lỗ 600 tỷ đồng nhưng lãi của hoạt động sản xuất điện vẫn hơn 2.600 tỷ đồng song vẫn tăng giá điện vào cuối năm.

Báo Tiền Phong đưa tin, tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/12, phóng viên đặt câu hỏi: "Bộ Công Thương đưa ra Nghị định tăng giá điện bán lẻ lên 6,08%. Tuy nhiên, trong báo cáo đưa ra thì sản xuất điện có thể lỗ 600 tỷ đồng nhưng lãi của hoạt động sản xuất điện vẫn hơn 2.600 tỷ đồng. Vậy xin hỏi tại sao lại đưa ra quyết định điều chỉnh giá điện tăng 6,08% ở thời điểm này?"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Vấn đề giá điện nói riêng cũng như giá cả của các mặt hàng thiết yếu nói chung đều được các cấp lãnh đạo, từ Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, nhất là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hết sức quan tâm.

Tiết lộ lý do EVN lãi khủng vẫn tăng giá điện vào cuối năm

Họp báo về giá điện tại Bộ Công Thương chiều 1/12. Ảnh: VnEconomy 

Từ các vấn đề vĩ mô như điều chỉnh giá điện có thể ảnh hưởng gì đến GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI, cho đến những vấn đề vi mô như liệu có ảnh hưởng đến đầu vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới giá cả của các mặt hàng thiết yếu như xi măng, sắt thép… và điều hết sức quan trọng là ảnh hưởng thế nào đến đời sống của người dân.

“Chúng tôi nghĩ rằng trong thời gian vừa qua, từ tháng 3/2015 đến nay, nghĩa là 2 năm 9 tháng, giá điện không có sự điều chỉnh, trong khi đầu vào của những thứ làm ra điện tăng rất nhiều, đặc biệt là than và nhiều yếu tố khác", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Online Friday 2017: Mua hàng giảm giá chỉ đạt 0,3%, rất nhiều khách tố 'khuyến mại ảo'(VietQ.vn) - Tỷ lệ khách hàng trúng hàng khuyến mại Online Friday chỉ bằng khoảng 0,3% số lượng quẹt mã QR code. Nhiều khách hàng lên tiếng tố “khuyến mại ảo”.

Tại buổi họp báo, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chỉ cho biết khoản lỗ tỉ giá sẽ được phân bổ dần dần nhằm giảm bớt áp lực tăng giá điện, nhưng không giải trình cụ thể khoản lỗ gần 600 tỷ đồng xuất phát do đâu.

Cũng theo ông Lâm, việc tăng giá điện sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng là 0,1% và tăng trưởng GDP là 0,166% trong năm 2018.

Đại diện của Kiểm toán Deloitte giải thích thêm về khoản chênh lệch tỉ giá lên tới 9.500 tỉ đồng là do EVN phải vay vốn nước ngoài để đầu tư nhà máy nên phát sinh chênh lệch tỉ giá, dù điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước đã khá ổn định.

Tiết lộ lý do EVN lãi khủng vẫn tăng giá điện vào cuối năm

Thi công lắp đặt điện trên đường Vũ Huy Tấn (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: Châu Anh 

Theo vị này, nếu khoản lỗ chênh lệch tỉ giá được phân bổ ngay vào giá thành, chắc chắn tình hình sản xuất kinh doanh chung sẽ bị lỗ, nhưng quan điểm điều hành của Chính phủ là chưa phân bổ tỉ giá vào giá thành để giảm áp lực tăng giá.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cũng cho rằng theo chỉ đạo của Chính phủ, khoản lỗ tỉ giá sẽ chỉ được hạch toán một phần hoặc giãn ra đưa vào giá thành để tránh tạo áp lực đến việc tăng giá bán lẻ điện.

Do đó, đợt điều chỉnh giá điện lần này chỉ đưa một phần vào khâu truyền tải điện, khâu phát điện... Cũng theo ông Tuấn, EVN đã tiết kiệm 1.266 tỉ đồng chi phí thường xuyên, giảm giá thành trong khâu truyền tải điện, chi phí sửa chữa lớn tiết kiệm 5%, tốc độ tăng lương thấp hơn năng suất lao động..., theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ.

Hòa Lê (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang