Tiết lộ nguy cơ gây ung thư ẩn chứa trong một số loại trà

author 06:03 02/08/2017

(VietQ.vn) - Mới đây, Cơ quan An toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA) đã đưa ra lời cảnh báo về khả năng gây ra những tổn hại lâu dài cho sức khỏe của một số loại trà do các đặc tính gây ung thư của loại thực phẩm này.

Sự kiện: Thực phẩm bẩn kinh hoàng

“Việc tiêu thụ thực phẩm bổ sung chứa pyrrolizidinne alkaloid (PA), một chất độc có trong loại cỏ dại cùng tên có thể dẫn đến các mức độ phơi nhiễm, gây ra tình trạng ngộ độc ngắn hạn nhưng lại ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe”. Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) cho biết.

Cơ quan này chủ yếu chỉ ra hàm lượng pryrrolizindien alkaloid (PA) trong trà nhưng cũng lưu ý rằng hàm lượng PA cũng có thể xuất hiện trong mật từ ong và một số chất bổ sung trong chế độ ăn kiêng.

 Một số loại trà chứa các chất gây hại, có khả năng gây ung thư. Ảnh minh họa

Theo các dữ liệu được cập nhập gần đây, mức độ tiếp xúc với loại độc tố này sẽ tạo ra một hệ quy chiếu mới (RP) là 237 microgam/ kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày (microgam/ kg mc/ ngày).

Thông tin mới nhất này phù hợp với các phát hiện khác được đưa ra phát hiện khác được đưa ra vào năm 2011. Theo đó, EFSA đã cho rằng có một “mối lo ngại về sức khỏe” đối với những người dùng tiếp xúc với lượng lớn các chất gây hại PA có trong một số loại thực phẩm.

Ban thẩm định tại thời điểm đó cũng đã kết luận 1.2 liều lượng PA không bão hòa có thể hoạt động như genotoxic, chất gây ung thư ở người, ước tính sẽ tạo ra một RP là 70 microgam/ kg mc/ ngày.

“Điều này cũng khiến chúng ta phải xem xét lại về sự không chắc chắn của các kết quả nghiên cứu có sẵn, được sử dụng cho phân tích phản ứng, liều lượng. Thực tế là cả riddelliine và lasiocarpine được phân loại là những PA có tiềm năng gây hại cao nhất”.

Cùng với riddelliine và lasiocarpine, một PA khác, monocrotaline cũng được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại có khả năng gây ung thư cho người vào năm 2008.

Hội đồng EFSA về chất ô nhiễm trong chuỗi thực phẩm (CONTAM) đồng ý, xác định danh sách bao gồm 17 loại PA trong tổng số những loại cần tiếp tục quan sát. Chúng bao gồm lasiocarpine, lasiocarpine –N-oxide và senkirkine.

Giới hạn trên và dưới

Sau một yêu cầu của Ủy Ban, báo cáo khoa học của EFSA đã được xuất bản vào thág 8 năm 2016 nhằm thể hiện chi tiết cách tiếp xúc với PA thông qua việc sử dụng mật ong, trà và thực phẩm bổ sung.

Họ nhận thấy rằng nồng độ hấp thụ PA trung bình cao nhất thông qua các loại thảo mộc (ngưỡng dưới (LB)= 4,1 microgam/l) và trong cả bạc hà (LB = 3,5 microgam/ l).

Nồng độ PA trong trà đen cao gấp đôi so với váo cáo cho trà xanh (LB = 1.6 microgam/l và LB = 0.8 microgam/ L tương ứng).

Một số loại thực phẩm có chứa nồng độ PA rất cao. Nồng độ PA trung bình 235-253 microgam/ kg (LB - ngưỡng trên (UB)) được báo cáo có trong các chất bổ sung từ phấn hoa. Các loại mật ong thường có nồng độ PA khoảng 14,5 - 27,5 microgam/ kg.

Mức phơi nhiễm

Hệ quy chiếu RP 237 microgam/ kg mc/ ngày sẽ cho tổng cộng 1,2 hàm lượng các PA không bão hòa, mức phơi nhiễm này được tính cho chế độ ăn kiêng.

Mức phơi nhiễm cấp tính cũng được xác định trong tất cả các loại thực phẩm có RP dao động từ 1-300 ng/ kg mc/ ngày và từ 6 đến 170 ng/ kg/ ngày đối với người dùng là trẻ em  (chủ yếu là trẻ sơ sinh và trẻ vị thành niên).

Việc gây ra mức phơi nhiễm cấp tính hoặc ngắn hạn liên quan đến việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung khác nhau thì không giống nhau, tùy thuộc vào loại thực phẩm bổ sung đó là gì.

Các PA sau khi được tiêu thụ sẽ dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao lên đến 890 ng/ kg mc/ ngày.

Việc tiêu thụ viên nang chiết xuất từ các loại cây trồng có chứa PA sẽ tạo ra mức độ phơi nhiễm cấp tính/ ngắn hạn khoảng 800 hoặc 1800 microgam/kg mc/ ngày.

“Theo mức nghiêm trọng của các cấp độ phơi nhiễm thì liều thấp nhất được biết đến là nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ cấp tính/ ngắn hạn của con người. Hội đồng điều tra cũng đưa ra kết luận rằng có một nguy cơ nhỏ liên quan đến việc tiếp xúc với PA thông qua các nguồn thực phẩm như trà, thảo mộc truyền thống hay mật ong”, báo cáo kết luận viết.

“Việc tiêu thụ các chất bổ sung từ phấn hoa thì không được coi là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người”, ban thẩm định nói thêm.

An Nhiên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang