Tiết lộ nguyên nhân khiến trẻ đau bụng

author 20:59 21/06/2018

(VietQ.vn) - Các chuyên gia tiết lộ thức ăn, đồ uống có đường, ngồi quá lâu hoặc táo bón... có thể là nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ, tình trạng phổ biến nhưng ít phụ huynh phát hiện được nguyên nhân.

Nghiên cứu cho thấy cứ 10 phụ huynh thì chỉ có 1 người biết được lý do đau bụng của con mình trong khi trẻ bị đau bụng trung bình 4 lần mỗi năm. Nghiên cứu mới về sức khỏe của trẻ em được tiến hành với 2.000 phụ huynh của Công ty sữa A2 cũng cho thấy đau bụng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ cảm thấy không khỏe và 95% cha mẹ nói rằng con mình từng bị đau bụng tại một thời điểm nào đó trong đời.

Các chuyên gia tiết lộ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do thói quen ăn uống, thực phẩm, đồ uống có đường cũng như việc ngồi quá lâu hoặc bị táo bón của trẻ. Chuyên gia trị liệu dinh dưỡng hàng đầu Eve Kalinik và chuyên gia dinh dưỡng trẻ em Chloe Elliott đã tiết lộ một số loại thức ăn cũng như lối sống có thể giúp giảm đau bụng ở trẻ.

 Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ có thể do thực phẩm, đồ uống có đường, ngồi quá lâu hoặc bị táo bón

Chất tạo ngọt nhân tạo trong đồ ăn nhẹ hoặc thực phẩm

Chuyên gia dinh dưỡng Elliott cho biết: “Một số chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm gián đoạn hệ vi sinh đường ruột (đặc biệt là aspartame và saccharin) và sự gián đoạn này có thể dẫn đến những vấn đề về bụng tồi tệ hơn theo thời gian”.

Do vậy, thay vì cho trẻ ăn những đồ ăn vặt có chứa chất tạo ngọt hãy thay thế bằng những món như snack không chứa chất làm ngọt hoặc chỉ sử dụng một lượng nhỏ chất làm ngọt tự nhiên bằng cách nghiền trái cây tươi (chuối, táo xay nhuyễn), trái cây khô (nho khô, mận khô) hoặc sử dụng thêm mật ong...

Tinh bột “màu be”

Bánh mì trắng mì trắng, mì ống, gạo là những thực phẩm quen thuộc với trẻ nhưng chúng thiếu chất xơ có thể làm táo bón nhiều khả năng hơn.

Thay vào đó, hãy sử dụng thêm tinh bột chua vì nó là một nguồn tuyệt vời của vi khuẩn khỏe mạnh. Đồng thời các phụ huynh có thể thêm rau (như đậu vào gạo) cũng có thể tăng lượng chất xơ một cách nhanh chóng và bổ sung các chất dinh dưỡng khác.

Đồ uống đường và nước giải khát

Chloe Elliott cho biết đồ uống có đường và nước giải khát thường chứa một lượng đường bổ sung lớn và một số thậm chí còn có caffeine. Cả hai loại này đều gây kích ứng ruột hoặc có thể làm teo khứu giác, gây ra đầy hơi và đau bụng.

Thay vì cho trẻ uống những đồ uống này hãy cho trẻ uống nước hoặc một ly sữa thông thường hoặc thay thế bằng nước ép trái cây 100% (pha loãng thành 1 phần nước ép thành 9 phần nước) hoặc vài lát trái cây tươi,....

Ngồi trước máy tính quá lâu

Ngồi quá lâu trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để thức ăn di chuyển qua ruột từ đó gây ra táo bón và đau bụng. Thay vào đó, nên khuyến khích trẻ hoạt động bên ngoài. Điều này sẽ kích thích nhu động ruột, giúp việc tiêu hóa cũng như phân hủy thức ăn trong ruột nhanh hơn.

Phụ huynh cũng nên cắt giảm thời gian sử dụng máy tính, điện thoại của trẻ và khuyến khích trẻ hoạt động nhiều hơn.

Sữa chua ngọt

Quá nhiều đường có thể làm rối loạn vi khuẩn bên trong của trẻ, dẫn đến đau dạ dày. Thay vì cho trẻ ăn sữa chua quá ngọt, hãy thay bằng sữa chua nguyên chất tự nhiên có thể thêm trái cây tươi và một chút mật ong nhằm cải thiện hương vị. Trái cây tươi cũng sẽ cung cấp thêm chất xơ tự nhiên.

Một số dấu hiệu khi trẻ đau bụng

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà nguyên nhân gây đau bụng cũng khác nhau. Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, những người không thể diễn đạt cảm giác rõ ràng, phụ huynh có thể nhận biết cơn đau của trẻ thông qua các dấu hiệu như phân mềm hơn hoặc lỏng, trẻ dễ bị kích động, khóc nhiều hơn bình thường,...Với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên tìm lời khuyên của bác sĩ vì sức khỏe của chúng có thể xấu đi nhanh hơn nhiều so với trẻ lớn hơn.

Nếu bụng của trẻ có vẻ bị căng cơ hoặc cảm thấy mềm khi chạm vào, trẻ bị ói mửa, có nhiệt độ cao (trên 39 độ C hoặc 38 độ C cho bé dưới 3 tháng tuổi), buồn ngủ bất thường, đau cổ hoặc họ có máu hoặc chất nhầy trong phân,... đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần gặp bác sĩ ngay lập tức.

Hầu hết trẻ em trên 6 tháng tuổi đang ăn thức ăn đặc có xu hướng bị đau bụng do táo bón. Một báo cáo năm 2016 được công bố trên tạp chí World Journal of Gastroenterology cho thấy táo bón ở trẻ em hiện nay là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Táo bón không phải lúc nào cũng do thiếu chất xơ, nó cũng có thể do lượng nước tổng thể. Nó cũng có thể là dị ứng thực phẩm (mặc dù điều này là hiếm) hoặc không dung nạp.

Với những trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, trẻ có khả năng dị ứng protein sữa bò, lactose hoặc không dung nạp sữa khác.

Sữa hộp uống liền thường có chứa hai protein là  A1 và A2. Nghiên cứu trước đây cho thấy protein A1 trong sữa bò thường có thể gây ra rối loạn bụng. Protein A1 tìm thấy trong sữa uống liền tiêu hóa theo những cách khác nhau và có thể dẫn đến các triệu chứng không dung nạp sữa như đau bụng. Cha mẹ thường cho rằng con của họ không dung nạp lactose nếu chúng bị đau sau khi uống sữa nhưng đứa trẻ có thể phản ứng với protein A1 vì phần lớn dân số không thể tiêu hóa được.

An Nhiên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang