Tiết lộ ‘thủ phạm’ làm mất hơi nước trên sao Hỏa

author 11:00 12/02/2018

(VietQ.vn) - Một nghiên cứu mới đây của NASA đã hé lộ nguyên nhân chính làm mất hơi nước trên sao Hỏa chính là bão bụi.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Theo một nghiên cứu mới, bão bụi càn quét trên sao Hỏa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tình trạng mất hơi nước. Thông tin bất ngờ liên quan tới sao Hỏa đã gây sửng sốt cho các nhà khoa học.

Trong nghiên cứu mới về sao Hỏa, các nhà nghiên cứu phân tích lại những quan sát bụi do Cơ quan Khảo sát Sao Hỏa (MRO) của NASA thực hiện. MRO thấy hơi nước tăng lên đáng kể trong tầng khí quyển trung bình, khoảng 30 đến 60 dặm (50 đến 100 km) tính từ bề mặt nơi có bão bụi đi qua.

Chính trong những cơn bão bụi khổng lồ trên sao Hỏa năm 2007 đã khiến hơi nước thực sự bị ảnh hưởng. Hơi nước di chuyển từ bề mặt bay đến một vĩ độ cao hơn.

 Hơi nước trên sao Hỏa biến mất chính là do bão bụi càn quét. Ảnh: Kiến thức

 Hơi nước trên sao Hỏa biến mất chính là do bão bụi càn quét. Ảnh: Kiến thức

Nicholas Heavens, nhà nghiên cứu địa vật lý thuộc trường Đại học Hampton ở Virginia, cho biết: "Chúng tôi thấy có sự gia tăng hơi nước trong bầu khí quyển vì những cơn bão bụi”.

Ngoài ra, các quan sát khác bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA cho thấy có mối liên hệ giữa lượng hơi nước bầu khí quyển của sao Hỏa và sự thoát khí hydro trong bề mặt Hỏa tinh do bão bụi tàn khốc gây ra.

Trước đó, một chiếc tàu vũ trụ được NASA gửi tới quỹ đạo của sao Hỏa đã có được một số hình ảnh về bề mặt của sao Hỏa, phát hiện ra dấu tích của lòng sông thời cổ đại trên hành tinh khô cằn và bụi bặm này. Đây là điều rất đáng ngạc nhiên, vì trước khi có phát hiện này hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng sao Hỏa, từ trước đến nay, đã luôn luôn khô cằn.

UAE đặt quyết tâm 'xâm chiếm' sao Hỏa(VietQ.vn) - Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã thiết lập cơ quan vũ trụ cách đây 3 năm và có tham vọng “xâm chiếm” sao Hỏa trong vòng 100 năm tới.

Một tuyên bố khác liên quan đến sự có mặt của nước trên sao Hỏa đã được thực hiện bởi TS. Tim Parker, ĐH Nam California và là tác giả của "Giả thuyết về đại dương của sao Hỏa", trong đó bao gồm việc giải thích sự hình thành bề mặt sao Hỏa, các bờ biển cổ đại và những khu vực đã từng là những hồ nước.

Vào năm 2000, Machel Malin và Ken Edgett – các nhà khoa học của Mars Global Surveyor, đã khám phá được một điểm khác giúp chỉ ra rằng trong quá khứ, sao Hỏa đã từng có nước. Tất cả những việc nêu trên đều góp phần khẳng định rằng, thực ra sao Hỏa đã từng có sự hiện diện của một lượng nước cụ thể vào khoảng vài tỷ năm trước đây.

Sau hình ảnh đầu tiên về các dấu hiệu của sông hồ trên sao Hỏa mà Mariner 9 gửi về, các nhà thiên văn đã đưa ra một số giả thuyết để giải thích sự biến mất đột ngột của nước trên sao Hỏa. Một trong số đó là sự thay đổi khí hậu khắc nghiệt diễn ra khảng 600 triệu năm sau khi sao Hỏa được hình thành. Tiếp đó, sự hoạt động của rất nhiều núi lửa đã biến hành tinh này trở thành một vùng đất hoang, khô cằn, sỏi đá và không còn nước.

Những giả thuyết trên đã bị bác bỏ sau khi du thuyền vũ trụ mang tên "Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của Sao Hỏa" (MAVEN) được gửi đến để khám phá khí quyển sao Hỏa và trả về cho NASA những hình ảnh mà nó ghi nhận được.

Dựa vào những dữ liệu mà MAVEN gửi về, rõ ràng rằng sao Hỏa đã mất nước do "bão Mặt Trời". Đây là một đầu mối quan trọng về một bí ẩn lâu nay đối với giới khoa học, về việc tại sao một hành tinh từng giống với Trái Đất bị biến thành một sa mạc lạnh và khô như hiện nay.

 An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang