Tìm hiểu những đế chế hùng mạnh uy trấn một thời

author 19:01 01/09/2015

(VietQ.vn) - Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, không ít đế chế đã trội dậy, sử dụng sức mạnh của riêng mình để khắc sâu dấu ấn vào dòng chảy thời gian.

Đế chế Byzantine

Đế chế Byzantine tồn tại hơn 1.000 năm và là một trong những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử nhờ hệ thống chính trị, ngoại giao. Trong khi hầu hết các quốc gia châu Âu sống trong nghèo đói, bệnh tật, văn hóa thấp thì đế chế Byzantine có trình độ văn hóa cao khi khoảng 30% dân số biết chữ. Hai trường đại học nổi tiếng nhất của đế chế này là Alexandria và Constantinople. Giáo dục được mở rộng cho toàn dân nhưng chi phí phải đóng góp. Do đó, phần lớn người tiếp cận nền giáo dục là từ tầng lớp giàu có và trung lưu. Ngay cả phụ nữ cũng được phép theo học, họ là những nhân tài được đào tạo bài bản và phục vụ đất nước sau này. Chính vì vậy, đế chế Byzantine coi giáo dục là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Đế chế Byzantinevà là một trong những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử

Đế chế Byzantinevà là một trong những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử

Mô hình chính quyền của đế chế Byzantine có dạng kim tự tháp. Theo đó, đỉnh nhọn kim tự tháp là hoàng đế. Được coi là sứ giả của Chúa trời nên hoàng đế có quyền lực tuyệt đối. Vì vậy, hoàng đế đứng đầu nhà nước, hệ thống tư pháp, tài chính, quân đội, nhà thờ... Nhà vua cũng là người đích thân bổ nhiệm những vị trí quan trọng trong chính quyền.

Đế chế Byzantine thực hiện khá thành công quan hệ bang giao với các nước láng giềng và các đế chế khác. Đế chế này thường tiếp đón nồng hậu sứ giả và các vị khách khác khi đến thăm cũng như tặng những món quà giá trị để thể hiện tấm lòng, tinh thần hiếu khách.

Giống như nhiều cường quốc khác, đế chế Byzantine sở hữu nhiều loại vũ khí tiên tiến để củng cố quyền lực. Một trong những vũ khí điển hình của đế chế này là tiền thân súng phun lửa ngày nay được phát minh vào năm 673. Đây là loại vũ khí khủng khiếp có thể khiến tàu và binh sĩ kẻ thù bị thiêu rụi khi ở trên biển.

Đế chế La Mã

Đế chế La Mã đạt đến đỉnh cao quyền lực vào thế kỷ 2. Đây là lực lượng thống trị mạnh nhất trong thế giới cổ đại. Dù quyền lực không vươn tới những nơi xa xôi như Ấn Độ, Trung Quốc, đây chắc chắn là nhà nước mạnh nhất ở Trung Đông và châu Âu. Tại thời kỳ đỉnh cao, dân số của đế quốc La Mã lên đến 60 triệu người, lớn hơn tổng dân số của tất cả nước láng giềng. Thương mại tập trung chủ yếu vào các mặt hàng quý giá như lụa, gia vị, hương liệu...

Đế chế La Mã được coi là lực lượng thống trị mạnh mẽ trong lịch sử

Đế chế La Mã được coi là lực lượng thống trị mạnh mẽ trong lịch sử

Đế quốc La Mã vượt xa các nước láng giềng về mặt quân sự. Vào thời kỳ đó, Ba Tư là nước duy nhất có thể đối chiến với đế chế hùng mạnh này. Tuy nhiên, trong khi các quân đoàn La Mã đã thực sự đánh chiếm những vùng trung tâm của Ba Tư, quân đội Ba Tư hoàn toàn không có cơ hội tiến vào Rome, theo UNRV History. Đế chế La Mã sụp đổ không phải do các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguyên nhân nằm ở cuộc nội chiến kéo dài, sự phá hoại về mặt kinh tế và phụ thuộc quá nhiều vào lính đánh thuê.

Vương quốc Caliphate

Đế chế Arab, còn được biết đến với cái tên Caliphate, là một thể chế chính trị do nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad sáng lập. Đế chế này bao gồm hầu hết bán đảo Arabia vào thời điểm Muhammad qua đời vào năm 632.

Đế chế Arab về thực chất chấm dứt tồn tại vào khoảng năm 900, mặc dù triều Abbasid duy trì vai trò tôn giáo với tư cách là các Caliph ở Baghdad cho đến tận khi thành phố này bị người Mông Cổ phá hủy vào năm 1258.

Bản đồ Đế chế Arab hay còn gọi là Caliphate thời đó

Bản đồ Đế chế Arab hay còn gọi là Caliphate thời đó

Tuy nhiên, trong thời của mình, Đế chế Arab vẫn là phi thường, với các chiến công và di sản của nó. Điều ngưỡng mộ là, một dân tộc kiểu bộ lạc, có tổ chức lỏng lẻo nằm ngoài rìa của văn minh thế giới lại có thể đánh bại Đế chế Byzantine và lật đổ Đế chế Ba Tư triều Sassanid – hai đế chế này đều có dân số và nguồn lực khổng lồ áp đảo so với Sa mạc Arabia.

Các vị tướng Arab thuộc thời kỳ này xứng đáng được xếp vào hàng các thiên tài quân sự vĩ đại nhất của thế giới, đặc biệt là vị Caliph thứ 3, Omar, người đã chinh phục khu vực từ Ai Cập tới Ba Tư trong 10 năm. Trong 100 năm, Đế chế Arab đã phát triển lên quy mô lớn gấp vài lần Đế chế La Mã ở giai đoạn đỉnh cao.

Đế chế Ba Tư thứ nhất

Đế chế Ba Tư của triều đại Achaemenid được Cyrus Đại đế thành lập vào khoảng năm 550 trước Công nguyên. Vị vua này có tước hiệu Vua của các Vua (Shahanshah). Mặc dù Đế chế Ba Tư có kết thúc bi thảm trong tay Alexander Đại đế (của Vương quốc Macedonia) vào năm 330 trước Công nguyên, đế chế này vẫn để lại di sản dài lâu cho sự phát triển sau này của các nền văn minh thế giới và các đế chế tương lai. Đế chế Ba Tư là một đế chế chủ chốt trong lịch sử loài người, bởi lẽ đây là đế chế thực sự đầu tiên – nó đã đặt ra các chuẩn mực về thế nào là đế chế cho các đế chế tương lai.

Đế chế Ba Tư cũng là một trong những đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử

Đế chế Ba Tư cũng là một trong những đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử

Đế chế Ba Tư nói trên tồn tại vào một thời điểm độc nhất vô nhị trong lịch sử, khi phần lớn thế giới văn minh có người sinh sống đều tập trung ở Trung Đông hoặc gần Trung Đông. Kết quả là, Đế chế Ba Tư khi thống trị hầu hết Trung Đông thời điểm đó thì cũng đồng thời cai trị một tỷ lệ dân số thế giới lớn hơn bất cứ đế chế nào khác trong lịch sử. Cụ thể, vào năm 480 trước Công nguyên, đế chế này có dân số xấp xỉ 49,4 triệu người, bằng 44% dân số toàn thế giới lúc đó.

Đế chế Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Khởi đầu bằng những cuộc thống nhất các bộ lạc Mông Cổ rải rác của Thành Cát Tư Hãn. Sau đó ông đã phóng tầm nhìn của mình đến Trung Quốc và các vùng đất phía Tây.

Điểm xuất phát là các thảo nguyên Trung Á, đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông.

Mông Cổ là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại

Mông Cổ là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại

Ở thời kỳ cự thịnh, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km, diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2 (tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất), và thống trị 100 triệu thần dân. Vào thời kỳ đại cực thịnh, đế quốc Mông Cổ có diện tích lên tới 24.000.000 km2.

Kỵ binh Mông Cổ thời đó được coi là một lực lượng chiến đấu vô cùng dũng cảm và tàn nhẫn, hình ảnh của người Mông Cổ được khắc họa tàn bạo và man rợ nổi tiếng trong lịch sử.

Đế quốc Mông Cổ suy yếu không lâu sau đó vì những yếu kém trong việc quản lý một vùng lãnh thổ quá rộng lớn và đa văn hóa.

Đinh Ly (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang