Tìm hiểu Thỏa thuận Nga-Việt về lao động nhập cư

author 07:01 06/11/2013

(VietQ.vn) - Hội đồng Liên bang Nga và sau đó là Duma Quốc gia đã phê chuẩn thỏa thuận liên chính phủ Nga-Việt về lao động nhập cư tạm thời, cung cấp khuôn khổ pháp lý điều chỉnh lao động của công dân nước này làm việc ở nước kia.

131106_vietnam russiaThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Thủ tướng Nga Medvedev.

Phải mất 5 năm cho việc ký kết và phê chuẩn thỏa thuận này. Bà Ekaterina Egorova, phó giám đốc thứ nhất của Cơ quan di trú Liên bang Nga, giải thích: “Cần phải làm rõ khái niệm về một số quy định của văn bản này. Trước hết, đó là những hợp đồng dân sự tạo cơ sở cho người Nga có thể làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam có thể làm việc tại Nga. Thủ tục này quả thật đã dây dưa một thời gian rất dài, nhưng cuối cùng, tất cả các vấn đề đã được giải quyết”.

Theo bà Egorova, thỏa thuận này không hàm chứa những quy định mang lại bất kỳ ưu đãi nào cho công dân Việt Nam so với các công dân của các nước khác làm việc tại Nga. Cũng như không có bất kỳ ưu tiên nào cho người Nga, so với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Thỏa thuận quy định các thủ tục và nguyên tắc của nhập cư lao động, các vấn đề về chăm sóc xã hội và y tế của người nhập cư, các thủ tục về thuế và các quy định về đi lại. Sự chú trọng đặc biệt được dành cho tư cách pháp lý của người lao động nhập cư. Đảm bảo quyền lợi và các quyền tự do, sự bảo vệ của pháp luật và an ninh cá nhân phù hợp với pháp luật của nước chủ nhà.

Bà Ekaterina Egorova nói tiếp: “Thỏa thuận này cho phép hiểu theo trật tự nào, trên cơ sở nào mà công dân Việt Nam có thể làm việc ở Nga. Có hai văn bản: hợp đồng lao động và hợp đồng pháp lý dân sự. Các hợp đồng này là cơ sở cho mối liên hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động, cũng là cơ sở cấp giấy mời, thị thực và xác định thời gian lưu trú ở Nga.”

Theo bà Egorova đã giải thích, công dân Việt Nam muốn làm việc ở Nga cần liên hệ với chủ lao động để nhận được giấy mời. Trên cơ sở giấy mời đó phải xin visa lao động ngắn hạn, chứ không phải là visa du lịch. Tiếp theo, cần ký kết hợp đồng với nhà tuyển dụng và đến làm việc đúng nơi đã ghi rõ trong hợp đồng. Sau đó, theo hợp đồng với nhà tuyển dụng, visa ngắn hạn của người lao động được đổi sang thời hạn dài hơn. Bà Egorova nói: “Theo nguyên tắc chung, thị thực được cấp cho thời hạn một năm. Người lao động nhập cư làm việc trong khuôn khổ hạn ngạch hàng năm. Do đó, giấy phép làm việc cần được xem xét mỗi năm. Và tùy thuộc vào tình hình, theo số lượng hạn ngạch và yêu cầu của nhà tuyển dụng, hoặc gia hạn hoặc hủy bỏ thị thực cho người lao động. Đối với thị thực ba năm, nó chỉ được cấp tại Nga cho chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao, số lượng  không được tiết lộ”.

Bà Egorova cho biết thêm những người tổ chức nhập cư bất hợp pháp sẽ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi đó được thực hiện bởi một nhóm người theo thỏa thuận trước, họ sẽ bị phạt tù từ 5 đến 7 năm tù giam. Đó là mức án dành cho nhóm người Nga và người nước ngoài bị truy tố sau chiến dịch truy lùng của cảnh sát Moscow tại các chợ trong mùa hè này.

Trở lại với những thỏa thuận Nga-Việt về nhập cư lao động, bà Egorova lưu ý rằng điều đó đáp ứng lợi ích của cả hai nước và thúc đẩy việc tạo ra một hệ thống hiệu quả quản lý lao động nhập cư.

Văn Bảo (theo VOR)


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang