Tìm ra 'thủ phạm' mới gây bệnh ung thư miệng, người dân cần cẩn trọng

author 06:56 17/02/2019

(VietQ.vn) - Theo các nhà khoa học Đài Loan (TQ), ô nhiễm không khí là nguyên nhân tiềm tàng có thể gây bệnh ung thư miệng ở người.

Theo các nhà khoa học, bệnh ung thư miệng đang có dấu hiệu gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố mầm mống có thể gây ung thư miệng bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV)... Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đài Loan (Trung Quốc) mới đây đã phát hiện ô nhiễm không khí là yếu tố tiềm tàng khác gây ung thư miệng.

Để làm rõ, nhóm nghiên cứu tập trung vào tác động của vật chất hạt mịn, còn được gọi là PM2.5. Các nhà khoa học cho rằng PM2.5 có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và hô hấp, nhưng họ muốn tìm hiểu xem liệu tiếp xúc với nồng độ PM2.5 cao hơn cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng hay không.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin từ hơn 482 nghìn nam giới từ 40 tuổi trở lên. Tất cả những người tham gia đã tham dự các dịch vụ y tế và cung cấp thông tin về hút thuốc, nhai trầu. Tiếp theo, các nhà khoa học thu thập dữ liệu từ 66 trạm quan trắc chất lượng không khí trên khắp Đài Loan. Bằng cách tham khảo hồ sơ y tế của những người tham gia, các nhà khoa học có thể ước lượng sự tiếp xúc của mỗi người với PM2.5.

Ảnh minh họa 

Trong giai đoạn nghiên cứu (2012-2013) có 1.617 người đàn ông bị ung thư miệng. Điều này cho thấy việc tiếp xúc với PM2.5 làm tăng nguy cơ ung thư miệng và với nồng độ PM2.5 cao trên 40.37ug/m3 có nguy cơ phát triển ung thư miệng tăng 43%. Một số giả thuyết cho rằng các hợp chất gây ung thư được tìm thấy trong PM2.5 bao gồm các hydrocarbon thơm đa vòng và kim loại nặng.

Được biết, bụi mịn (hay bụi PM2.5) là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Bụi PM2.5 có khả năng len sâu vào phổi và đi trực tiếp vào máu có khả năng gây ra hàng loạt bệnh về ung thư, hô hấp.

Nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời thường tăng khi không khí bị tù đọng (rất ít gió và không khí ít được hòa trộn), khi khói bụi không được gió thổi đi, hoặc khi gió đưa không khí ô nhiễm từ nơi khác tới. Khi nồng độ bụi PM2,5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Những tình trạng này tương tự như khi độ ẩm cao hoặc sương mù.

Bảo Lâm (Theo EurekAlert)

Điều trị ung thư bằng phương pháp đông lạnhCác nhà nghiên cứu tại Israel đã thử nghiệm liệu pháp đóng băng sự phát triển các khối u trong người bệnh nhân, nhằm hướng tới việc điều trị ung thư vú không cần phẫu thuật và không gây đau đớn.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang